Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) là một hiện tượng thường thấy
trong xã hội do nhu cầu làm đẹp, nhất là của phái nữ. Những cải thiện về
nét mặt, hình dáng, chiều cao… đã giúp cho phụ nữ tự tin hơn trong giao
tiếp và cuộc sống. Tuy nhiên, PTTM nói chung, PTTM vùng hàm mặt nói
riêng cũng như con dao hai lưỡi, có thể đem lại cho bạn một khuôn mặt
khả ái nhưng cũng có thể mang đến một kết quả không như mong muốn, gây
không ít rắc rối cho cả bệnh nhân và bác sĩ.
Biến chứng của một số phẫu thuật vùng hàm mặt
Ngoài những biến chứng chung của PTTM như sốc phản vệ, nhiễm khuẩn vết mổ, chảy máu, tụ máu ở vết mổ, sẹo xấu sau phẫu thuật… thì phẫu thuật vùng hàm mặt còn có những biến chứng riêng, cụ thể tại những vị trí phẫu thuật.
- Phẫu thuật mũi: Mũi là trung tâm thẩm mỹ của vùng mặt. Việc bỏ bớt nhiều sụn hay xương trong khoang mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp và khó khắc phục khi phẫu thuật xong. Ngoài ra, việc cắt xén quá nhiều da trong khoang mũi và hai bên cánh mũi cũng là một lỗi nghiêm trọng vì chúng gây khó khăn khi thở bằng mũi và hình thành những vết sẹo dễ nhận thấy trên mặt. Mô liên kết bị lấy đi quá nhiều có thể được lấp đầy bằng cách sử dụng một dạng mô cấy bằng silicone hay sụn lấy từ tai bệnh nhân. Tất cả mọi dấu vết của cuộc phẫu thuật trước sẽ biến mất nếu được tiến hành một cách cẩn trọng. Còn những vết sẹo, để xoá bỏ được chúng quả là công việc khá khó khăn. Cái chính là không ai giống ai nên sẹo cũng khác nhau trong từng trường hợp. Hiện nay, hầu như không có một phương pháp hoàn hảo nào loại bỏ sẹo hoàn toàn mà chỉ làm mờ đi như dùng tia laser hay tiêm thuốc.
- Tạo hình mí mắt, môi: Biến chứng của tạo hình mí mắt có thể gặp là chứng khô mắt và nhãn cầu có thể bị lồi ra do loại bỏ nhiều tổ chức mềm quanh mắt. Sau khi thu nhỏ, môi có thể bị khô, nứt nẻ.
- Nâng cơ mặt: Có thể làm tổn thương dây thần kinh mặt (thần kinh số VII) làm bệnh nhân nhắm mắt không kín, miệng méo. Biến chứng này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn sau phẫu thuật.
Những kết quả không như ý
Ở một khía cạnh nào đó, bệnh nhân, thậm chí bác sĩ thẩm mỹ khá thoải mái, họ chỉ tập trung để làm cho đẹp chứ ít lo đến độ an toàn, biến chứng như các phẫu thuật ngoại khoa khác. Cái khó của người bác sĩ làm thẩm mỹ là “đẹp”. Tuy nhiên “đẹp” là vô tận. Cái “đẹp” là một yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cảm nhận của từng cá nhân, dân tộc, chủng tộc… Khi điều trị bệnh, chỉ có bệnh nhân và bác sĩ đánh giá kết quả. Còn tác phẩm của bác sĩ thẩm mỹ sẽ được “thẩm định” bởi hàng ngàn con mắt của dân chúng trong xã hội. Người giàu thì muốn giàu thêm. Người đẹp rồi thì lại càng muốn đẹp thêm. Ước muốn của bệnh nhân đôi khi bác sĩ không thể lường được. Phần lớn người bệnh thường đòi hỏi nhiều hơn vậy... Một cái mũi sau khi sửa, bác sĩ PTTM cho rằng đẹp, nhưng bản thân người đi làm thẩm mỹ có thể không cho là đẹp.
Đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt cần có một cái nhìn khách quan, tổng thể về mối tương quan giữa các thành phần khác nhau trên khuôn mặt, không đánh giá riêng biệt từng yếu tố. Trán, mắt, mũi, môi, răng, màu da, màu tóc, màu môi… cần phải có sự hài hòa với nhau. Mỗi dân tộc, chủng tộc khác nhau đều có các quan điểm khác nhau về thẩm mỹ, do vậy bác sĩ không thể áp đặt hoàn toàn tiêu chuẩn đánh giá của chủng tộc này cho chủng các tộc khác. Kết quả đạt được có thể với bác sĩ là đẹp nhưng có thể bị cộng đồng không chấp nhận. Do đó, tư vấn thẩm mỹ đóng vai trò rất quan trọng, cần có sự thống nhất giữa bác sĩ thẩm mỹ và bệnh nhân trước khi tiến hành PTTM.
Khi PTTM, các bác sĩ phẫu thuật luôn cố gắng để đạt được sự hài hòa tối ưu giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể và toàn bộ cơ thể, giữa hình dáng và tâm hồn. Khoảng một nửa số ca phẫu thuật là ở mặt và một nửa còn lại là ở các bộ phận khác. Do đó bác sĩ PTTM cần có sự kết hợp của 5 yếu tố: khoa học, tâm lý học, sự khéo léo, nghệ thuật và kinh doanh. Bất kể bác sĩ PTTM nào cũng cần có kiến thức về tâm lý học, sự cảm thông, đạo đức trong y học cũng như là tài năng của một người nghệ sĩ. Bác sĩ phải hiểu được mong muốn của bệnh nhân và những vấn đề của họ cũng như nhận ra những mong ước của họ trong phòng mổ mà không phải chỉ là sự hoàn hảo về giải phẫu con người.
Hạn chế biến chứng thẩm mỹ vùng mặt thế nào?
PTTM nói chung và PTTM vùng hàm mặt là “đôi đũa thần” có thể biến những “con vịt xấu xí” thành “thiên nga xinh đẹp” như trong truyện cổ tích, nhưng đôi khi nó cũng đem lại những kết quả không như mong đợi. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng của PTTMvùng hàm mặt thì người bệnh cần tìm đến những địa chỉ PTTM tin cậy, uy tín với các bác sĩ có chuyên môn sâu về PTTM. Trước khi tiến hành phẫu thuật thì bệnh nhân cần được thăm khám toàn diện, tỉ mỉ và bác sĩ với bệnh nhân phải có được sự thống nhất về phương pháp, kế hoạch và kết quả của cuộc phẫu thuật. Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính, bệnh nhân phần nào có thể hình dung được kết quả điều trị sau khi can thiệp phẫu thuật.
Biến chứng của một số phẫu thuật vùng hàm mặt
Ngoài những biến chứng chung của PTTM như sốc phản vệ, nhiễm khuẩn vết mổ, chảy máu, tụ máu ở vết mổ, sẹo xấu sau phẫu thuật… thì phẫu thuật vùng hàm mặt còn có những biến chứng riêng, cụ thể tại những vị trí phẫu thuật.
- Phẫu thuật mũi: Mũi là trung tâm thẩm mỹ của vùng mặt. Việc bỏ bớt nhiều sụn hay xương trong khoang mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp và khó khắc phục khi phẫu thuật xong. Ngoài ra, việc cắt xén quá nhiều da trong khoang mũi và hai bên cánh mũi cũng là một lỗi nghiêm trọng vì chúng gây khó khăn khi thở bằng mũi và hình thành những vết sẹo dễ nhận thấy trên mặt. Mô liên kết bị lấy đi quá nhiều có thể được lấp đầy bằng cách sử dụng một dạng mô cấy bằng silicone hay sụn lấy từ tai bệnh nhân. Tất cả mọi dấu vết của cuộc phẫu thuật trước sẽ biến mất nếu được tiến hành một cách cẩn trọng. Còn những vết sẹo, để xoá bỏ được chúng quả là công việc khá khó khăn. Cái chính là không ai giống ai nên sẹo cũng khác nhau trong từng trường hợp. Hiện nay, hầu như không có một phương pháp hoàn hảo nào loại bỏ sẹo hoàn toàn mà chỉ làm mờ đi như dùng tia laser hay tiêm thuốc.
- Tạo hình mí mắt, môi: Biến chứng của tạo hình mí mắt có thể gặp là chứng khô mắt và nhãn cầu có thể bị lồi ra do loại bỏ nhiều tổ chức mềm quanh mắt. Sau khi thu nhỏ, môi có thể bị khô, nứt nẻ.
- Nâng cơ mặt: Có thể làm tổn thương dây thần kinh mặt (thần kinh số VII) làm bệnh nhân nhắm mắt không kín, miệng méo. Biến chứng này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn sau phẫu thuật.
Hình a: Tạo mẫu khuôn mặt bệnh nhân bằng thạch cao để có được minh chứng trong không gian 3 chiều về những gì làm được; Hình b: Trước phẫu thuật; Hình c: Sau phẫu thuật.
|
Ở một khía cạnh nào đó, bệnh nhân, thậm chí bác sĩ thẩm mỹ khá thoải mái, họ chỉ tập trung để làm cho đẹp chứ ít lo đến độ an toàn, biến chứng như các phẫu thuật ngoại khoa khác. Cái khó của người bác sĩ làm thẩm mỹ là “đẹp”. Tuy nhiên “đẹp” là vô tận. Cái “đẹp” là một yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cảm nhận của từng cá nhân, dân tộc, chủng tộc… Khi điều trị bệnh, chỉ có bệnh nhân và bác sĩ đánh giá kết quả. Còn tác phẩm của bác sĩ thẩm mỹ sẽ được “thẩm định” bởi hàng ngàn con mắt của dân chúng trong xã hội. Người giàu thì muốn giàu thêm. Người đẹp rồi thì lại càng muốn đẹp thêm. Ước muốn của bệnh nhân đôi khi bác sĩ không thể lường được. Phần lớn người bệnh thường đòi hỏi nhiều hơn vậy... Một cái mũi sau khi sửa, bác sĩ PTTM cho rằng đẹp, nhưng bản thân người đi làm thẩm mỹ có thể không cho là đẹp.
Đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt cần có một cái nhìn khách quan, tổng thể về mối tương quan giữa các thành phần khác nhau trên khuôn mặt, không đánh giá riêng biệt từng yếu tố. Trán, mắt, mũi, môi, răng, màu da, màu tóc, màu môi… cần phải có sự hài hòa với nhau. Mỗi dân tộc, chủng tộc khác nhau đều có các quan điểm khác nhau về thẩm mỹ, do vậy bác sĩ không thể áp đặt hoàn toàn tiêu chuẩn đánh giá của chủng tộc này cho chủng các tộc khác. Kết quả đạt được có thể với bác sĩ là đẹp nhưng có thể bị cộng đồng không chấp nhận. Do đó, tư vấn thẩm mỹ đóng vai trò rất quan trọng, cần có sự thống nhất giữa bác sĩ thẩm mỹ và bệnh nhân trước khi tiến hành PTTM.
Khi PTTM, các bác sĩ phẫu thuật luôn cố gắng để đạt được sự hài hòa tối ưu giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể và toàn bộ cơ thể, giữa hình dáng và tâm hồn. Khoảng một nửa số ca phẫu thuật là ở mặt và một nửa còn lại là ở các bộ phận khác. Do đó bác sĩ PTTM cần có sự kết hợp của 5 yếu tố: khoa học, tâm lý học, sự khéo léo, nghệ thuật và kinh doanh. Bất kể bác sĩ PTTM nào cũng cần có kiến thức về tâm lý học, sự cảm thông, đạo đức trong y học cũng như là tài năng của một người nghệ sĩ. Bác sĩ phải hiểu được mong muốn của bệnh nhân và những vấn đề của họ cũng như nhận ra những mong ước của họ trong phòng mổ mà không phải chỉ là sự hoàn hảo về giải phẫu con người.
Hạn chế biến chứng thẩm mỹ vùng mặt thế nào?
PTTM nói chung và PTTM vùng hàm mặt là “đôi đũa thần” có thể biến những “con vịt xấu xí” thành “thiên nga xinh đẹp” như trong truyện cổ tích, nhưng đôi khi nó cũng đem lại những kết quả không như mong đợi. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng của PTTMvùng hàm mặt thì người bệnh cần tìm đến những địa chỉ PTTM tin cậy, uy tín với các bác sĩ có chuyên môn sâu về PTTM. Trước khi tiến hành phẫu thuật thì bệnh nhân cần được thăm khám toàn diện, tỉ mỉ và bác sĩ với bệnh nhân phải có được sự thống nhất về phương pháp, kế hoạch và kết quả của cuộc phẫu thuật. Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính, bệnh nhân phần nào có thể hình dung được kết quả điều trị sau khi can thiệp phẫu thuật.
|
TS.Võ Trương Như Ngọc
(Viện Đào tạo răng hàm mặt - Trường đại học Y Hà Nội)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét