Những động tác dưới đây giúp thông
suốt các đường kinh lạc, giúp máu huyết lưu thông, da mặt tươi thắm mịn
màng, cơ mặt săn chắc, giữ nét thanh xuân và giúp thần kinh nghỉ ngơi.
Đường
số 1 (huyệt giáp sa): Dùng ba ngón tay của hai bàn tay để giữa trán
(hình 1): vuốt qua huyệt thái dương, xuống dưới mang tai (phía góc xương
hàm), cắn hai hàm răng, thấy nổi cơ tròn cứng ở góc xương hàm. Lấy ngón
tay trỏ ấn và day tròn (hình 2).
Đường số 2 (huyệt thái dương): Nằm ở giữa đuôi chân mày và đuôi mắt, kéo ra ngoài gần mai tóc. Dùng ngón giữa ấn vào và day tròn (hình 3).
Đường số 3 (huyệt đồng tử liêu): Từ đuôi mắt kéo dài ra ngoài xương hố mắt. Dùng ngón áp út ấn vào và day tròn (hình 4).
Đường 4 + 5: Dùng ngón trỏ để ở mí mắt trên, ngón giữa ở mí mắt dưới, từ từ vuốt chếch ra 2 bên (hình 5).
Đường số 6: Hai ngón cái để cạnh hàm, hai ngón trỏ sát cánh mũi, vuốt ngang từ gò má đến mang tai (hình 6).
Đường số 7: Hai ngón trỏ để sát cánh mũi, đánh lên xuống (hình 7).
Đường số 8 + 9: Hai ngón cái để dưới cằm, ngón trỏ và ngón giữa mở ra. Ngón trỏ để trên môi trên, ngón giữa để dưới môi dưới, vuốt chếch sang hai bên (hình 8).
Đường số 10: Dùng 10 đầu ngón tay vuốt nhẹ cằm (hình 9).
|
Đường số 3 (huyệt đồng tử liêu): Từ đuôi mắt kéo dài ra ngoài xương hố mắt. Dùng ngón áp út ấn vào và day tròn (hình 4).
Đường 4 + 5: Dùng ngón trỏ để ở mí mắt trên, ngón giữa ở mí mắt dưới, từ từ vuốt chếch ra 2 bên (hình 5).
Đường số 6: Hai ngón cái để cạnh hàm, hai ngón trỏ sát cánh mũi, vuốt ngang từ gò má đến mang tai (hình 6).
Đường số 7: Hai ngón trỏ để sát cánh mũi, đánh lên xuống (hình 7).
Đường số 8 + 9: Hai ngón cái để dưới cằm, ngón trỏ và ngón giữa mở ra. Ngón trỏ để trên môi trên, ngón giữa để dưới môi dưới, vuốt chếch sang hai bên (hình 8).
Đường số 10: Dùng 10 đầu ngón tay vuốt nhẹ cằm (hình 9).
Bài tập và làm mẫu: HLV BẠCH MAI - Thực hiện: PHƯƠNG LAN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét