“Cái răng, cái tóc là góc con người”. Câu nói trên dùng để chỉ một
trong mười cái dễ thương của các bà, các cô mà người xưa thường nói về
cái đẹp của phụ nữ, trong đó tóc được xếp hàng đầu. Không chỉ là vẻ đẹp,
tóc còn thể hiện sức khỏe con người. Người khỏe mạnh sở hữu một mái tóc
bóng đẹp, mượt mà. Ngược lại khi có vấn đề sức khỏe thì tóc có thể thay
đổi màu sắc, độ mềm mại, thậm chí gãy rụng...
Tóc khô giòn, dễ gãy và chẻ
Nguyên nhân của tóc khô giòn, chẻ ngọn có thể từ bên trong do quá trình lão hóa tự nhiên để thay thế bởi một thế hệ mới hoặc tác động từ bên ngoài của nhiều yếu tố môi trường sống làm thoái hóa tóc như sấy, ép, cuộn tóc, dùng các hoá chất để làm quăn, nhuộm tóc. Những người làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng... cũng làm cho tóc dễ tổn thương. Ngoài ra tóc khô, xơ xác, thay đổi màu sắc còn là biểu hiện của bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, bướu cổ, bệnh xơ cứng bì, luput ban đỏ hoặc suy dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thu...
Để giải quyết tình trạng trên cần xem xét nguyên nhân gây nên rối loạn đó. Nếu tổn thương do tác động từ môi trường bên ngoài nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân đó như đội mũ rộng vành khi ra nắng, sử dụng dầu gội đầu một cách hợp lý và phù hợp với từng loại tóc, hạn chế rượu, thuốc lá; chế độ dinh dưỡng cân đối; nước và khoáng chất đầy đủ ....
Trường hợp tổn thương tóc do bệnh lý toàn thân cần điều trị các bệnh chính gây ra triệu chứng đó.
Tóc luôn bị nhờn, ẩm ướt
Ở một số người mái tóc rất nhờn, ẩm ướt và các sợi tóc cứ dính bết lại với nhau rất khó chịu.
Nguyên
nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do nội tiết tố androgen ở những
người này tiết ra quá nhiều tác động lên tuyến bã làm tăng tiết chất
nhờn vùng mặt và da đầu dẫn đến tóc, da mặt luôn bị nhờn. Chất nhờn tiết
ra quá nhiều còn tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển gây hiện tượng
gàu da đầu. Bình thường gàu có thể mất đi tự nhiên, nhưng ở người da
nhờn, người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, nghiện rượu, thuốc lá,
thần kinh luôn căng thẳng, gàu xuất hiện thường xuyên hơn, gây ngứa
nhiều, đôi khi kèm theo rụng tóc.
Để giải quyết tình trạng trên, cần sử dụng dầu gội tẩy chất nhờn, tuy
nhiên cũng cần sử dụng cho hợp lý. Một số trường hợp gầu da đầu cũng
nên sử dụng dầu gội kết hợp thuốc chống nấm. Ngoài ra cũng cần hạn chế
các yếu tố làm gàu phát triển như tránh ánh nắng, hạn chế bia rượu và
các stress…
Rụng tóc
Bình thường tóc rụng khoảng 100 sợi/ngày, nếu rụng quá 100 sợi/ngày là rụng tóc bệnh lý.
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có 2 kiểu rụng tóc
Rụng tóc không do bệnh lý:
- Rụng tóc do dầu gội: Tóc rụng dàn trải trên toàn bộ da đầu, mỗi ngày rụng một ít. Sự rụng tóc này đôi khi không rõ rệt, chỉ khi chải đầu hoặc gội đầu mới nhận thấy. Da đầu hoàn toàn không ngứa và không có mụn, không bị đỏ, không có vảy. Nguyên nhân của loại rụng tóc này thường do dùng dầu gội hoặc cách gội đầu chưa hợp lý như gội đầu quá thường xuyên ngày nào cũng gội, sử dụng dầu gội có chất tẩy mạnh, dùng lượng dầu gội nhiều quá mức cần thiết.
Để xử lí cần dừng các dầu gội. Nên gội bằng nước bồ kết quả nấu cùng với các lá có tinh dầu lá bưởi, vỏ bưởi, lá hương nhu...
- Rụng tóc do chế độ làm việc, sinh hoạt không điều độ: Một số người do đặc thù nghề nghiệp phải thức đêm thường xuyên hoặc thức đêm từng đợt sau đó khó điều chỉnh lại giấc ngủ bình thường. Một số người khác do thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ăn ngủ thất thường... có thể làm tóc rụng.
Để khắc phục cần điều chỉnh lại sinh hoạt, giấc ngủ cho phù hợp. Chế độ ăn có thể ăn thêm hạt sen, táo quả...
- Tật nhổ tóc: Xảy ra ở một số người nhất là các bé gái tuổi độ 12-15 tuổi, do căng thẳng hoặc do yếu tố tâm lý không ổn định luôn có cảm giác thúc giục muốn nhổ tóc và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc, có khi nhổ mất cả một mảng tóc lớn.
Để xử lí nên nâng đỡ tinh thần cho các bé, giải thích cho các bé không nên nhổ tóc. Trong chế độ ăn có thể ăn thêm hạt sen, táo quả...
Rụng tóc do bệnh lý:
- Rụng tóc thành mảng: Là
bệnh tiến triển cấp hoặc mạn tính. Trên da đầu xuất hiện tóc rụng từng
vùng tạo thành những ổ hình tròn hoặc bầu dục to nhỏ không đều. Da đầu
vùng tóc rụng vẫn bình thường hoặc hơi teo nhẹ trông nhẵn bóng. Đa số
các trường hợp chỉ rụng tóc, một ít trường hợp sẽ kèm theo cả rụng lông
mày, râu ria, lông mi, lông nách... và tiên lượng thường xấu hơn.
Nguyên nhân loại rụng tóc này chưa rõ ràng, có thể do nội tiết, thần kinh, dinh dưỡng, nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn... Hiện nay nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do các sang chấn thần kinh.
Về điều trị: hạn chế các sang chấn tinh thần. Bôi tại chỗ bằng một số chế phẩm có steroid như flucinar, gentrisone... ngày 1 lần trong 1-3 tuần. Xịt dung dịch minoxidin 2% có tác dụng kích thích mọc tóc ở một số trường hợp. Có thể tiêm nội tổn thương bằng triamcinolon acetonic để kích thích mọc tóc, tuy nhiên cần có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.
- Rụng tóc do nấm: Thường do hai loại nấm gây nên là Trichophytie gây tổn thương trên da đầu thành từng đám nhỏ và Microsporie gây tổn thương thành đám lớn.
Nhìn chung 2 loại nấm này đều gây gẫy tóc, có thể sát da đầu hoặc cách da đầu vài mm, đôi khi chỉ còn chấm đen “khảm” vào da đầu. Da vùng tổn thương đỏ, ngứa, phía trên có phủ vẩy trắng. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là tuổi tiền học đường hoặc học đường. Nguồn lây chủ yếu từ vật nuôi như chó mèo và có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác, có khi thành dịch nhỏ tại vườn trẻ hoặc trường học.
Về điều trị: nên dùng dầu gội có chứa kháng sinh chống nấm ketoconazole 2% một tuần 2 lần. Tại chỗ: bôi thuốc chống nấm nizoral, lamisil. Toàn thân: kháng sinh chống nấm nhóm griseofulvine hoặc itraconazol, trong đó griseofulvine thích hợp dùng cho trẻ em hơn do ít độc.
Phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc vật nuôi, nhất là vật nuôi bị nhiễm nấm hoặc phải điều trị cho vật nuôi ngay khi phát hiện thấy nhiễm nấm.
- Rụng tóc do bệnh toàn thân: Một số người sau khi bị các bệnh nhiễm trùng toàn thân như sau sốt kéo dài, thương hàn, giang mai, sốt xuất huyết, sốt rét, sau đẻ hoặc một số trường hợp dùng hoá chất chống ung thư cũng bị rụng tóc. Trong các trường hợp này, tóc rụng đồng đều, rụng nhiều, sợi tóc xơ, không mượt. Tuy nhiên khi người bệnh bình phục tóc sẽ mọc trở lại.
- Rụng tóc da dầu: Bệnh rụng tóc da dầu (còn gọi rụng tóc liên quan androgen hay chứng hói tiến triển) thường do di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu làm nang tóc giảm kích thước, dần dần teo và rụng. Loại này gặp ở nam nhiều hơn nữ, nam 30-40 tuổi trở lên, nữ xuất hiện muộn hơn (40% bị ở tuổi 60-70). Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán, tạo thành hình lượn sóng chữ M, sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên (trán và đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương hai bên và gáy vẫn còn tóc.
Về điều trị: rụng tóc da dầu điều trị cũng không đạt được hiệu quả ở tất cả các trường hợp. Có thể dùng dầu gội chống nhờn. Xịt dung dịch minoxidin 2%. Đôi khi phải cấy tóc.
Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh da khác có đám tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da... gây nên rụng tóc vùng đó, như lupút đỏ mạn dạng đĩa, viêm nang lông trụi tóc, nấm tóc loại kerion, xơ cứng bì khu trú, bệnh muxin nang lông, ung thư tế bào đáy...
Bình thường, mỗi người có từ 100.000 đến 200.000 sợi tóc, trong đó
khoảng 90% tóc luôn luôn ở giai đoạn “mọc” (phát triển), kéo dài từ 2-6
năm; khoảng 10% ở giai đoạn không mọc hay còn gọi là nghỉ ngơi, kéo dài
từ 2-3 tháng. Ở cuối giai đoạn này là tóc sẽ rụng. Khi 1 sợi tóc rụng
thì ngay dưới chân sợi tóc vừa rụng sẽ có một mầm tóc mới mọc lên thay
thế sợi tóc cũ và chu kỳ mọc mới lại bắt đầu. Tóc mọc khoảng
1,2cm/tháng, theo tuổi tác tóc mọc chậm dần.
Cùng với thời gian, tóc cũng có thể bị bệnh hoặc già đi và quá trình
này sẽ tăng tốc với sự góp mặt của nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài
như hóa chất, ánh nắng, chế độ dinh dưỡng...
|
Nguyên nhân của tóc khô giòn, chẻ ngọn có thể từ bên trong do quá trình lão hóa tự nhiên để thay thế bởi một thế hệ mới hoặc tác động từ bên ngoài của nhiều yếu tố môi trường sống làm thoái hóa tóc như sấy, ép, cuộn tóc, dùng các hoá chất để làm quăn, nhuộm tóc. Những người làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng... cũng làm cho tóc dễ tổn thương. Ngoài ra tóc khô, xơ xác, thay đổi màu sắc còn là biểu hiện của bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, bướu cổ, bệnh xơ cứng bì, luput ban đỏ hoặc suy dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thu...
Để giải quyết tình trạng trên cần xem xét nguyên nhân gây nên rối loạn đó. Nếu tổn thương do tác động từ môi trường bên ngoài nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân đó như đội mũ rộng vành khi ra nắng, sử dụng dầu gội đầu một cách hợp lý và phù hợp với từng loại tóc, hạn chế rượu, thuốc lá; chế độ dinh dưỡng cân đối; nước và khoáng chất đầy đủ ....
Trường hợp tổn thương tóc do bệnh lý toàn thân cần điều trị các bệnh chính gây ra triệu chứng đó.
Tóc luôn bị nhờn, ẩm ướt
Ở một số người mái tóc rất nhờn, ẩm ướt và các sợi tóc cứ dính bết lại với nhau rất khó chịu.
Một số trường hợp gầu da đầu cũng nên sử dụng dầu gội kết hợp thuốc chống nấm. Ngoài ra cũng cần hạn chế các yếu tố làm gàu phát triển như tránh ánh nắng, hạn chế bia rượu và các stress… |
Rụng tóc
Bình thường tóc rụng khoảng 100 sợi/ngày, nếu rụng quá 100 sợi/ngày là rụng tóc bệnh lý.
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có 2 kiểu rụng tóc
Rụng tóc không do bệnh lý:
- Rụng tóc do dầu gội: Tóc rụng dàn trải trên toàn bộ da đầu, mỗi ngày rụng một ít. Sự rụng tóc này đôi khi không rõ rệt, chỉ khi chải đầu hoặc gội đầu mới nhận thấy. Da đầu hoàn toàn không ngứa và không có mụn, không bị đỏ, không có vảy. Nguyên nhân của loại rụng tóc này thường do dùng dầu gội hoặc cách gội đầu chưa hợp lý như gội đầu quá thường xuyên ngày nào cũng gội, sử dụng dầu gội có chất tẩy mạnh, dùng lượng dầu gội nhiều quá mức cần thiết.
Để xử lí cần dừng các dầu gội. Nên gội bằng nước bồ kết quả nấu cùng với các lá có tinh dầu lá bưởi, vỏ bưởi, lá hương nhu...
- Rụng tóc do chế độ làm việc, sinh hoạt không điều độ: Một số người do đặc thù nghề nghiệp phải thức đêm thường xuyên hoặc thức đêm từng đợt sau đó khó điều chỉnh lại giấc ngủ bình thường. Một số người khác do thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ăn ngủ thất thường... có thể làm tóc rụng.
Để khắc phục cần điều chỉnh lại sinh hoạt, giấc ngủ cho phù hợp. Chế độ ăn có thể ăn thêm hạt sen, táo quả...
- Tật nhổ tóc: Xảy ra ở một số người nhất là các bé gái tuổi độ 12-15 tuổi, do căng thẳng hoặc do yếu tố tâm lý không ổn định luôn có cảm giác thúc giục muốn nhổ tóc và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc, có khi nhổ mất cả một mảng tóc lớn.
Để xử lí nên nâng đỡ tinh thần cho các bé, giải thích cho các bé không nên nhổ tóc. Trong chế độ ăn có thể ăn thêm hạt sen, táo quả...
Hãy giữ cho mái tóc luôn khỏe.
|
Nguyên nhân loại rụng tóc này chưa rõ ràng, có thể do nội tiết, thần kinh, dinh dưỡng, nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn... Hiện nay nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do các sang chấn thần kinh.
Về điều trị: hạn chế các sang chấn tinh thần. Bôi tại chỗ bằng một số chế phẩm có steroid như flucinar, gentrisone... ngày 1 lần trong 1-3 tuần. Xịt dung dịch minoxidin 2% có tác dụng kích thích mọc tóc ở một số trường hợp. Có thể tiêm nội tổn thương bằng triamcinolon acetonic để kích thích mọc tóc, tuy nhiên cần có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.
- Rụng tóc do nấm: Thường do hai loại nấm gây nên là Trichophytie gây tổn thương trên da đầu thành từng đám nhỏ và Microsporie gây tổn thương thành đám lớn.
Nhìn chung 2 loại nấm này đều gây gẫy tóc, có thể sát da đầu hoặc cách da đầu vài mm, đôi khi chỉ còn chấm đen “khảm” vào da đầu. Da vùng tổn thương đỏ, ngứa, phía trên có phủ vẩy trắng. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là tuổi tiền học đường hoặc học đường. Nguồn lây chủ yếu từ vật nuôi như chó mèo và có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác, có khi thành dịch nhỏ tại vườn trẻ hoặc trường học.
Về điều trị: nên dùng dầu gội có chứa kháng sinh chống nấm ketoconazole 2% một tuần 2 lần. Tại chỗ: bôi thuốc chống nấm nizoral, lamisil. Toàn thân: kháng sinh chống nấm nhóm griseofulvine hoặc itraconazol, trong đó griseofulvine thích hợp dùng cho trẻ em hơn do ít độc.
Phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc vật nuôi, nhất là vật nuôi bị nhiễm nấm hoặc phải điều trị cho vật nuôi ngay khi phát hiện thấy nhiễm nấm.
- Rụng tóc do bệnh toàn thân: Một số người sau khi bị các bệnh nhiễm trùng toàn thân như sau sốt kéo dài, thương hàn, giang mai, sốt xuất huyết, sốt rét, sau đẻ hoặc một số trường hợp dùng hoá chất chống ung thư cũng bị rụng tóc. Trong các trường hợp này, tóc rụng đồng đều, rụng nhiều, sợi tóc xơ, không mượt. Tuy nhiên khi người bệnh bình phục tóc sẽ mọc trở lại.
- Rụng tóc da dầu: Bệnh rụng tóc da dầu (còn gọi rụng tóc liên quan androgen hay chứng hói tiến triển) thường do di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu làm nang tóc giảm kích thước, dần dần teo và rụng. Loại này gặp ở nam nhiều hơn nữ, nam 30-40 tuổi trở lên, nữ xuất hiện muộn hơn (40% bị ở tuổi 60-70). Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán, tạo thành hình lượn sóng chữ M, sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên (trán và đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương hai bên và gáy vẫn còn tóc.
Về điều trị: rụng tóc da dầu điều trị cũng không đạt được hiệu quả ở tất cả các trường hợp. Có thể dùng dầu gội chống nhờn. Xịt dung dịch minoxidin 2%. Đôi khi phải cấy tóc.
Rụng tóc còn là hậu quả của các bệnh da khác có đám tổn thương ở đầu. Các tổn thương này có quá trình viêm, tạo mủ, tạo sẹo, teo da... gây nên rụng tóc vùng đó, như lupút đỏ mạn dạng đĩa, viêm nang lông trụi tóc, nấm tóc loại kerion, xơ cứng bì khu trú, bệnh muxin nang lông, ung thư tế bào đáy...
Như vậy, rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó khi bị rụng
tóc, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định thể bệnh và có
cách điều trị đúng đắn nhất.
PGS.TS. Trần Lan Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét