Rất nhiều phụ nữ chỉ thoa kem chống nắng khi đi biển bởi sợ cháy nắng
và… đen. Không ít người nhận thức được rằng phải chống nắng cho da mỗi
khi ra khỏi nhà, nhưng thay vì sử dụng kem bảo vệ họ lại nghĩ rằng “chỉ
cần che mặt kĩ khi đi đường, tới văn phòng ngồi máy lạnh là đủ an
toàn!”. Thật ra, ánh nắng mặt trời không hề có hại, chỉ có các tia UV
mới là kẻ thù của làn da. Tia UV có ở mọi nơi nên bạn phải chống nắng
thường xuyên bằng nhiều biện pháp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn
về cơ chế của kem chống nắng cùng những quan điểm đúng - sai khi chống
nắng hàng ngày.
Nếu bạn đang lưỡng lự trước kệ mỹ phẩm, hãy nhớ điều này: sublock
giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da, trong khi suncreen
tương tự như màng lọc hóa học, hấp thu tia UV, đồng thời vẫn cho một
phần tia UV đi qua. Sự khác biệt thú vị này có thể giúp bạn tìm được một
“vệ sĩ” thích hợp cho làn da của mình.
Sunblock bảo vệ da khỏi thia UV trên cơ chế phản xạ, khuếch tán. Chúng là lựa chọn tốt cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm, vì có chứa các thành phần như titanium dioxide và zinc oxide rất ít khi gây kích ứng. Những người đang điều trị nám, đốm nâu, vừa qua phẫu thuật cũng nên sử dụng loại này…
Đối với những làn da dễ bị cháy nắng, suncreen sẽ là bạn đường thân thiết. Nhưng bạn phải chịu khó bôi kem thường xuyên hơn, vì chúng kém bền hơn so với sunblock.
Hiện nay có nhiều kem chống nắng phổ rộng kết hợp cả khả năng chống nắng vật lý của sunblock và chống nắng hóa học của suncreen.
Chỉ số cho biết khả năng chống tia UVA được thể hiện qua chữ PA, với 3 mức độ, +, ++ và +++. Các sản phẩm ghi chữ “broad spectrum” có khả năng hạn chế được cả hai loại tia này.
Quần áo có màu tối như đen, nâu, xanh đậm và bằng chất liệu dày như nhung hoặc các loại len đan đem lại hiệu quả chống nắng tuyệt vời. Các loại vải mỏng và bóng như polyester hay lụa cũng mang lại hiệu quả chống nắng nhờ phản chiếu lại tia cực tím. Khẩu trang, áo khoác màu tối lại có chỉ số UPF cao, và bảo vệ da hiệu quả hơn loại vải hoa lá cành mà chị em chúng ta vẫn yêu chuộng.
Sunblock hay Sunscreen?
Bạn có biết?
Chỉ
số SPF không có giá trị cộng gộp. Chẳng hạn bạn đã thoa kem chống nắng
SPF 20, nếu bạn thoa thêm một lớp kem có SPF 30, thì chúng cũng không
đem lại tác dụng của loại kem SPF 50.
Nếu
đi biển, bạn phải chọn kem chống nắng loại không thấm nước và chống được
cả UVA lẫn UVB (broadspectrum water resistant) với SPF ít nhất là 30 và
thoa trên mọi vùng da hở. Da ven chân tóc, vành tai, mu bàn tay, lòng
bàn chân là những vị trí dễ bị cháy nắng vì phái đẹp thường… quên thoa
kem chống nắng.
|
Sunblock bảo vệ da khỏi thia UV trên cơ chế phản xạ, khuếch tán. Chúng là lựa chọn tốt cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm, vì có chứa các thành phần như titanium dioxide và zinc oxide rất ít khi gây kích ứng. Những người đang điều trị nám, đốm nâu, vừa qua phẫu thuật cũng nên sử dụng loại này…
Đối với những làn da dễ bị cháy nắng, suncreen sẽ là bạn đường thân thiết. Nhưng bạn phải chịu khó bôi kem thường xuyên hơn, vì chúng kém bền hơn so với sunblock.
Hiện nay có nhiều kem chống nắng phổ rộng kết hợp cả khả năng chống nắng vật lý của sunblock và chống nắng hóa học của suncreen.
SPF không thể là căn cứ duy nhất
Đa số mọi người dựa vào SPF để chọn kem chống nắng. Nhưng chỉ số này
chỉ cho biết hiệu quả chống lại tia UVB chứ không thể hiện khả năng
chống những tổn thương do UVA gây ra. Tất cả các sản phẩm chống nắng đều
hạn chế được tia UVB, nhưng không phải loại nào cũng “kềm chân” được
tia UVA. Tia UVA không gây đỏ, rát, phồng rộp da như UVB, hay nguy cơ
ung thư da nhưng lại làm tổn thương AND của các tế bào sâu trong da và
các sợi colagen, khiến da lão hóa nhanh chóng.Chỉ số cho biết khả năng chống tia UVA được thể hiện qua chữ PA, với 3 mức độ, +, ++ và +++. Các sản phẩm ghi chữ “broad spectrum” có khả năng hạn chế được cả hai loại tia này.
Tất cả các sản phẩm chống nắng đều hạn chế được tia UVB, nhưng không phải loại nào cũng “kềm chân” được tia UVA.
Ngồi trong văn phòng vẫn cần chống nắng!
Những văn phòng toàn cửa kính, khung cửa lãng mạn ở quán cà phê máy
lạnh thường đánh lừa quý cô rằng làn da họ đang được an toàn. Nhưng kính
không chắn được tia UV, và gần như “đầu hàng” trước UVA. Sự việc còn tệ
hơn nếu bạn muốn ngồi gần một tấm kim loại, hay một hồ nước phản chiếu
ánh mặt trời.
Chọn trang phục màu tối
Tương tự chỉ số SPF ở kem chống nắng vải vóc cũng có chỉ số hấp thụ
tia cực tím với tên viết tắt là UPF. UPF càng cao, khả năng hấp thụ tia
UV càng lớn, da bạn càng được an toàn. UPF chịu sự chi phối của kiểu
dệt, chất liệu sợi, màu sắc của vải.Quần áo có màu tối như đen, nâu, xanh đậm và bằng chất liệu dày như nhung hoặc các loại len đan đem lại hiệu quả chống nắng tuyệt vời. Các loại vải mỏng và bóng như polyester hay lụa cũng mang lại hiệu quả chống nắng nhờ phản chiếu lại tia cực tím. Khẩu trang, áo khoác màu tối lại có chỉ số UPF cao, và bảo vệ da hiệu quả hơn loại vải hoa lá cành mà chị em chúng ta vẫn yêu chuộng.
Đúng – Sai về chuyện chống nắng
1.Tôi không cần dùng kem chống nắng nếu sở hữu làn da sẫm màu?
Sai.
Mọi làn da đều có nguy cơ bị ung thư da bởi ánh nắng. Ngoài ra, rất
nhiều người than phiền là họ sở hữu làn da không đều màu với nhiều mảng
da tăng sắc tố. Chính ánh nắng mặt trời gay gắt làm tình trạng tăng sắc
tố thêm tệ hơn.
2. Dùng kem chống nắng sẽ không còn lo da đen nữa?
Chưa
đúng. Chỉ có sản phẩm chống nắng cản được tia UVA (tia kích hoạt các tế
bào hắc tố sản sinh melanin làm da sậm màu) mới giúp da không bị đen.
Thậm chí nếu hoạt chất chống tia UVA không bền dưới ánh nắng thì da bạn
vẫn bị đen như thường.
3. Tôi không cần thoa kem chống nắng khi trời nhiều mây, âm u?
Sai.
Gần 90% tia UV vẫn “vượt rào” thành công khi trời nhiều mây. Chúng cũng
có thể phản xạ qua kính, nước, kim loại và tác động đến làn da mỏng
manh của bạn. Vì thế bạn vẫn bị cháy nắng dù đứng trong bóng râm. Cả khi
ngồi xế hộp, nếu xe không có loại kính đặc biệt chắn tia UV thì bạn vẫn
cần kem chống nắng.
4. Thuốc chống nắng đường uống có thể bảo vệ tôi khỏi cháy nắng?
Đúng,
nhưng chưa đủ. Các viên bổ sung có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như
chiết xuất trà chanh, dương xỉ giúp làn da chống lại sự “tàn phá” từ
tia cực tím. Tuy nhiên, bạn nên phối hợp cả hai cách uống và thoa. Kem
chống nắng sẽ là lá chắn an toàn đầu tiên cho da và các viên bổ sung sẽ
hỗ trợ việc phục hồi những hư tổn, lão hóa, cháy nắng…
5. Kem chống nắng có thể giảm dần tác dụng sau khi mở nắp?
Đúng.
Theo thời gian, chúng mất dần hiệu quả. Tốt nhất, nên loại bỏ các tuýp
kem sau 1 năm mở nắp. Ngoài ra, trên lý thuyết nhiều sản phẩm chống nắng
có thể bảo vệ da tới 8 tiếng, nhưng dưới tác động của môi trường, mồ
hôi, nước hay sự ma sát, chúng có thể bị giảm tác dụng. Vì vậy bạn nên
thoa lại sau mỗi 2 tiếng.
6. Khi đã dùng kem chống nắng có độ SPF cao thì có thể “vô tư” không sợ nắng?
Sai.
Không có sản phẩm nào giúp bạn “thoát” 100% ảnh hưởng từ tia UV. Kem
chống nắng có SPF cao thì khả năng lọc tia UV càng tốt, nhưng sự chênh
lệch này không lớn bằng con số mà chúng biểu hiện. Ví dụ sản phẩm có SPF
30 lọc được khoảng 95% tia UV, nhưng SPF 60 cũng chỉ lọc được 97% tia
UV mà thôi.
|
(Theo Elle)
Đọc Nhiều Nhất
0 nhận xét:
Đăng nhận xét