Hãng thời trang Tây Ban Nha có phong cách gợi nhớ đến nhà mốt cao cấp như Celine, Balenciaga, chất lượng tốt mà giá thành rẻ hơn tới 10 lần.
Theo bảng xếp hạng vừa cập nhật của Forbes trong tháng 10, ông chủ của đế chế thời trang Zara - nhà tỷ phú Amancio Ortega Gaon - vừa trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 80,3 tỷ USD, vượt mặt Bill Gates - nhà sáng lập Microsoft - sở hữu 78,1 tỷ USD.
Nếu chỉ nhắc đến danh tiếng cá nhân, Amancio Ortega Gaon có lẽ xa lạ với nhiều người. Điều này dễ giải thích bởi tỷ phú 79 tuổi ít khi quan tâm đến những bài phỏng vấn báo chí cũng như không mặn mà xuất hiện ở các bữa tiệc đại chúng. Tuy vậy, chỉ cần đề cập đến thương hiệu thời trang bình dân do ông sáng lập, công chúng đều "À!" lên một tiếng bởi tên tuổi của Zara là hiện tượng của làng mốt thế giới những năm gần đây.
Forbes cho biết trong năm tài khóa 2014 (kết thúc vào 31/1/2015), Zara là hãng có mức tăng trưởng dẫn đầu trong ngành thời trang giá rẻ. Thương hiệu Tây Ban Nha đạt doanh số 19,7 tỷ USD, rượt đuổi sát nút với đối thủ H&M nắm trong tay 20,2 tỷ USD.
Theo sau hai hãng này là Uniqlo với 16,6 tỷ USD, Gap là 16,4 tỷ USD, Primark 7,5 tỷ USD, Abercrombie & Fitch 3,7 tỷ USD và Mango 2,1 tỷ USD. Mỗi bộ sưu tập của Zara khi ra mắt đều khiến khách hàng ngóng chờ và lùng sục, không thua kém những món đồ hiệu đắt tiền. Điều này khiến không ít người thắc mắc: Vì sao một hãng bình dân như Zara lại quyền lực đến vậy trong làng mốt?
Giá thành rẻ, chất lượng tốt, xu hướng cập nhật
Lindsay Carr và Yael Quint là nhân viên của Thư viện Thời trang Albright. Đây được coi "kho tàng thời trang" của thành phố New York với hơn 20.000 trang phục, phụ kiện và là nơi lui tới quen thuộc của các stylist, biên tập viên hay sao Hollywood mỗi khi cần thuê đồ cao cấp để chụp tạp chí, quảng cáo hoặc làm phim. Công việc của Lindsay Carr và Yael Quint cho phép họ mua đồ hiệu với giá rẻ bất cứ lúc nào. Nhưng thời gian gần đây, lựa chọn của họ gói gọn trong các sản phẩm của Zara.
"Những stylist tới đây lúc nào cũng hỏi tôi rằng: Cô đang mặc đồ Celine à, hay đồ Givenchy vậy? Chúng tôi trả lời: Không, nó là Zalenciaga, nó là Zeline", Yael Quint kể. Zalenciaga và Zeline là cách các cô gái chơi chữ khi kết hợp tên các thương hiệu cao cấp với Zara.
Theo các chuyên gia, Zara "ghi điểm" nhờ lối thiết kế tối giản, mang hơi hướng của những nhà mốt cao cấp như Jil Sander hay Celine. Bên cạnh đó, giá bán hãng đưa ra cho khách hàng khá hấp dẫn.
Ví dụ, một chiếc áo giả da lộn dành cho nữ của hãng có giá khoảng 70 USD (hơn 1,5 triệu đồng) trong khi blazer màu navy với cúc mạ vàng là 140 USD (khoảng 3,1 triệu đồng). Những con số này không thấm vào đâu so với các mẫu hàng hiệu kiểu dáng tương tự nhưng giá tiền lên tới vài nghìn đô thường thấy.
Vào những mùa giảm giá, đôi khi, trang phục của Zara có khi chỉ còn trên dưới 30 USD (khoảng 670.000 đồng). Chất liệu làm nên những bộ trang phục này của hãng được đánh giá ở mức khá trở lên.
Thậm chí, một số sản phẩm của Zara được nhiều người nổi tiếng sử dụng như Kate Middleton, Diane Kruger Taylor Tomasi Hill, Gwyneth Paltrow hay Amanda Brooks.
Đồ của thương hiệu bình dân này cũng được cập nhật từ các xu hướng mới nhất trên sàn diễn và thảm đỏ. Thay vì mất 5-7 tháng để đặt may trang phục, hãng buộc các nhà cung ứng giảm thời gian đưa đồ ra cửa hàng xuống còn hai tháng. Các trang phục mới hoàn thành và đưa đến cửa hàng chưa đầy ba tuần sau khi được vẽ trên giấy. Trong khi thông thường, thời gian sản xuất của các hãng nói chung phải kéo dài từ 30 đến 60 ngày.
Để cắt giảm khoảng thời gian "chết" như chờ cung ứng chất liệu, Zara chọn cách tận dụng dụng mọi nguồn vải đang có để làm trang phục. Bên cạnh đó, hãng chấp nhận trả tiền để đưa số lượng nhỏ các mẫu quần áo, phụ kiện ra cửa hàng, miễn là đáp ứng được nhu cầu người mua. Đôi lúc, mỗi cửa hiệu của Zara chỉ nhập từ bốn đến năm mẫu cho một thiết kế.
Đó là lý do khiến sản phẩm của hãng bàn bán luôn có nguy cơ "cháy hàng". Thậm chí, phụ kiện được bán nhanh tới nỗi hầu hết khách hàng đều phải đắn đo "Mua hay không?" bởi nỗi sợ sẽ không còn thấy sản phẩm xuất hiện trong lần mua sắm sau.
"Khi đến xem một trang phục của Gucci hay Chanel vào tháng 10, bạn vẫn có thể mua nó vào tháng 2 năm sau. Nhưng với Zara, nếu không mua ngay, bạn sẽ không thấy nó tồn tại chỉ trong vòng 11 ngày. Hoặc là mua, hoặc không bao giờ sở hữu được nữa. Và với giá thành quá thấp, bạn phải mua nó ngay", Masoud Golsorkhi - biên tập viên của tạp chí phong cách Tank cho biết.
Nếu chỉ nhắc đến danh tiếng cá nhân, Amancio Ortega Gaon có lẽ xa lạ với nhiều người. Điều này dễ giải thích bởi tỷ phú 79 tuổi ít khi quan tâm đến những bài phỏng vấn báo chí cũng như không mặn mà xuất hiện ở các bữa tiệc đại chúng. Tuy vậy, chỉ cần đề cập đến thương hiệu thời trang bình dân do ông sáng lập, công chúng đều "À!" lên một tiếng bởi tên tuổi của Zara là hiện tượng của làng mốt thế giới những năm gần đây.
Forbes cho biết trong năm tài khóa 2014 (kết thúc vào 31/1/2015), Zara là hãng có mức tăng trưởng dẫn đầu trong ngành thời trang giá rẻ. Thương hiệu Tây Ban Nha đạt doanh số 19,7 tỷ USD, rượt đuổi sát nút với đối thủ H&M nắm trong tay 20,2 tỷ USD.
Theo sau hai hãng này là Uniqlo với 16,6 tỷ USD, Gap là 16,4 tỷ USD, Primark 7,5 tỷ USD, Abercrombie & Fitch 3,7 tỷ USD và Mango 2,1 tỷ USD. Mỗi bộ sưu tập của Zara khi ra mắt đều khiến khách hàng ngóng chờ và lùng sục, không thua kém những món đồ hiệu đắt tiền. Điều này khiến không ít người thắc mắc: Vì sao một hãng bình dân như Zara lại quyền lực đến vậy trong làng mốt?
Những sản phẩm giá rẻ của Zara khiến những người làm trong ngành thời trang như hai nhân viên của Thư viện thời trang Albright, New York là Lindsay Carr và Yael Quint cũng phải mê đắm. Ảnh: Nytimes.
|
Lindsay Carr và Yael Quint là nhân viên của Thư viện Thời trang Albright. Đây được coi "kho tàng thời trang" của thành phố New York với hơn 20.000 trang phục, phụ kiện và là nơi lui tới quen thuộc của các stylist, biên tập viên hay sao Hollywood mỗi khi cần thuê đồ cao cấp để chụp tạp chí, quảng cáo hoặc làm phim. Công việc của Lindsay Carr và Yael Quint cho phép họ mua đồ hiệu với giá rẻ bất cứ lúc nào. Nhưng thời gian gần đây, lựa chọn của họ gói gọn trong các sản phẩm của Zara.
"Những stylist tới đây lúc nào cũng hỏi tôi rằng: Cô đang mặc đồ Celine à, hay đồ Givenchy vậy? Chúng tôi trả lời: Không, nó là Zalenciaga, nó là Zeline", Yael Quint kể. Zalenciaga và Zeline là cách các cô gái chơi chữ khi kết hợp tên các thương hiệu cao cấp với Zara.
Theo các chuyên gia, Zara "ghi điểm" nhờ lối thiết kế tối giản, mang hơi hướng của những nhà mốt cao cấp như Jil Sander hay Celine. Bên cạnh đó, giá bán hãng đưa ra cho khách hàng khá hấp dẫn.
Ví dụ, một chiếc áo giả da lộn dành cho nữ của hãng có giá khoảng 70 USD (hơn 1,5 triệu đồng) trong khi blazer màu navy với cúc mạ vàng là 140 USD (khoảng 3,1 triệu đồng). Những con số này không thấm vào đâu so với các mẫu hàng hiệu kiểu dáng tương tự nhưng giá tiền lên tới vài nghìn đô thường thấy.
Vào những mùa giảm giá, đôi khi, trang phục của Zara có khi chỉ còn trên dưới 30 USD (khoảng 670.000 đồng). Chất liệu làm nên những bộ trang phục này của hãng được đánh giá ở mức khá trở lên.
Thậm chí, một số sản phẩm của Zara được nhiều người nổi tiếng sử dụng như Kate Middleton, Diane Kruger Taylor Tomasi Hill, Gwyneth Paltrow hay Amanda Brooks.
Đồ của thương hiệu bình dân này cũng được cập nhật từ các xu hướng mới nhất trên sàn diễn và thảm đỏ. Thay vì mất 5-7 tháng để đặt may trang phục, hãng buộc các nhà cung ứng giảm thời gian đưa đồ ra cửa hàng xuống còn hai tháng. Các trang phục mới hoàn thành và đưa đến cửa hàng chưa đầy ba tuần sau khi được vẽ trên giấy. Trong khi thông thường, thời gian sản xuất của các hãng nói chung phải kéo dài từ 30 đến 60 ngày.
Để cắt giảm khoảng thời gian "chết" như chờ cung ứng chất liệu, Zara chọn cách tận dụng dụng mọi nguồn vải đang có để làm trang phục. Bên cạnh đó, hãng chấp nhận trả tiền để đưa số lượng nhỏ các mẫu quần áo, phụ kiện ra cửa hàng, miễn là đáp ứng được nhu cầu người mua. Đôi lúc, mỗi cửa hiệu của Zara chỉ nhập từ bốn đến năm mẫu cho một thiết kế.
Đó là lý do khiến sản phẩm của hãng bàn bán luôn có nguy cơ "cháy hàng". Thậm chí, phụ kiện được bán nhanh tới nỗi hầu hết khách hàng đều phải đắn đo "Mua hay không?" bởi nỗi sợ sẽ không còn thấy sản phẩm xuất hiện trong lần mua sắm sau.
"Khi đến xem một trang phục của Gucci hay Chanel vào tháng 10, bạn vẫn có thể mua nó vào tháng 2 năm sau. Nhưng với Zara, nếu không mua ngay, bạn sẽ không thấy nó tồn tại chỉ trong vòng 11 ngày. Hoặc là mua, hoặc không bao giờ sở hữu được nữa. Và với giá thành quá thấp, bạn phải mua nó ngay", Masoud Golsorkhi - biên tập viên của tạp chí phong cách Tank cho biết.
Đội ngũ thiết kế của Zara gần như không bao giờ được nhắc đến trước công chúng. Ảnh: Nytimes.
|
Triết lý chiều lòng khách hàng hết mực của hãng
Tốc độ vốn được coi là tiêu chí hàng đầu tạo nên lợi thế giữa các hãng bình dân với nhau cũng như với thương hiệu cao cấp. Việc nhanh tay "nhái" lại thiết kế vừa xuất hiện trên sàn diễn, thảm đỏ với mức giá "dễ thở" giúp những nhãn hiệu này kiếm bộn tiền. Là người đi đầu trong phong trào này nhưng Zara cũng không tránh khỏi được sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ.
Nitin Passi - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của hãng giá rẻ Missguided- tâm sự một bộ váy xuất hiện tại sự kiện Hollywood sẽ có ngay trên website của hãng này sau 5 ngày. Mỗi khi có xu hướng mới, hãng sẽ cố gắng bày bán trong chưa đầy một tuần. Tốc độ cập nhật xu hướng mới của thương hiệu còn được đốc thúc để giảm từ một ngày một lần xuống mỗi tiếng một lần.
Tuy nhiên, Zara vẫn có nước đi khôn ngoan hơn. Ngoài đảm bảo bắt kịp xu hướng, thay vì cố gắng "nhái" giống hệt trang phục trên sàn catwalk, sự kiện, hãng Tây Ban Nha chỉnh sửa để phục vụ nhu cầu khách hàng. Sau khi sản phẩm "copy" được ra lò, chúng được sản xuất với số lượng nhỏ để các "thượng đế" dùng thử.
Tiếp đó, hãng tiếp nhận các phản hồi của khách hàng trên hệ thống rồi gửi chúng về trụ sở tại Arteixo (Tây Ban Nha) hai lần một tuần để hoàn thiện trong lần sản xuất sau. Không chỉ đồ mới ra, ngay cả với những mẫu hàng đang bán, hãng cũng liên tục tiếp thu góp ý và thay đổi để chiều lòng người mua. Cứ hai lần một tuần, Zara lại cập nhật phản hồi từ người mua hàng.
Quảng bá bằng cửa hiệu và mạng xã hội
Zara chỉ chi khoảng 0,3% doanh thu để đầu tư quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Vì vậy, những hình ảnh người mẫu lộng lẫy trong trang phục của hãng này ít khi xuất hiện trên các tờ báo hay tạp chí. Thông tin hãng đưa ra hầu hết chỉ liên quan đến việc họ mở cửa hàng mới. Thậm chí, tên tuổi các nhà thiết kế làm việc cho Zara cũng hầu như để khuyết danh.
"Công ty không muốn tự nói về bản thân. Chúng tôi muốn khách hàng tự nhắc đến mình, không phải chuyện hãng tốt ra sao mà là sản phẩm có đáng đồng tiền hay không", giám đốc truyền thông của Inditex - tập đoàn sở hữu thương hiệu Zara cho biết.
Vì vậy, Zara đầu tư mạnh tay cho các cửa hàng để hình ảnh họ ăn sâu vào tâm trí khách hàng. Hãng sở hữu mạng lưới phân phối khắp thế giới với các cửa hiệu rộng lớn, nằm trên những con phố đông đúc hoặc địa điểm đặc biệt có tiền thuê đắt đỏ đồng thời được trang hoàng không thua kém thương hiệu đắt tiền.
Năm 2011, Zara từng chi 324 triệu USD để mua đất ở tòa nhà 666 Fifth Avenue ở New York (Mỹ). Đây được coi là một trong những nơi có giá bán đắt nhất khu Manhattan. Hiện Zara sở hữu các kênh phân phối rộng khắp thế giới, với hơn 1.900 cửa hàng tại 87 quốc gia, phục vụ cho gần hết lứa tuổi.
Masoud Golsorkhi cho biết: "Chiến lược của các nhà mốt cao cấp là tránh xa khỏi những hãng như Zara. Còn Zara lại tìm cách để làm mình tiến gần các thương hiệu như vậy càng gần càng tốt". Điều này giúp cho tên tuổi của thương hiệu Tây Ban Nha hiện lên giống như một nhà mốt đích thực, hơn là công ty chuyên đi "copy" sản phẩm từ các "ông lớn".
Triết lý thiết kế tối giản giúp các trang phục của Zara có cảm giác giống đồ cao cấp như Celine hay Balenciaga. Ảnh: Blogspot.
|
Khi muốn giới thiệu bộ sưu tập mới, thương hiệu Tây Ban Nha sử dụng phương pháp kinh tế hơn nhiều: mạng xã hội, cụ thể là Instagram. Các chuyên gia cho rằng Zara đã rất nhanh chóng bắt kịp xu hướng sử dụng truyền thông đại chúng để quảng bá sản phẩm.
Với số lượng người theo dõi tới hơn 6,2 triệu người như hiện tại, nhiều hơn cả Adidas với 5,2 triệu người, mỗi lần cập nhật trang phục trên mạng xã hội, Zara đều có cơ hội kiếm bộn tiền từ bộ sưu tập vừa ra mắt.
Kate Davidson Hudson, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của tạp chíEditorialist, cho biết những năm 1980 và 1990, khách hàng khó tiếp cận được với thời trang theo cách hiện đại. Nhưng bây giờ, mọi người có thể thấy ngay điều gì đang xảy ra trên các sàn diễn chỉ thông qua các trang blog và mạng xã hội. "Ai cũng trở thành nhà phê bình. Và khách hàng thì lúc nào cũng muốn sở hữu đồ mới trong tay ngay khi vừa nhìn thấy", cô cho biết
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét