Bệnh rất dễ phát hiện khi trên da mặt, da vùng cằm và nhiều khi ở cả vùng ngực nổi lên nhiều cục nhỏ có màu thâm đen và trắng kèm theo da bóng nhẫy do tiết quá nhiều chất nhờn. Bệnh thường gặp ở bạn trẻ, bắt đầu khi bước vào tuổi dậy thì và có thể kéo dài trong nhiều năm.
Tỷ lệ mắc bệnh trứng cá thường khá cao và có liên quan đến di truyền. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng song làm mất đi nét đẹp trên khuôn mặt, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lý mỗi người.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
- Sự gia tăng hoóc môn ở lứa tuổi thanh thiếu niên (điều này có thể làm cho các tuyến dầu bị bít lại thường xuyên hơn)
- Thay đổi hoóc môn trong thời kỳ mang thai
- Bắt đầu hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai
- Di truyền (nếu bố mẹ quý vị bị mụn, quý vị cũng có thể bị mụn)
- Một số loại dược phẩm
- Đồ trang điểm chứa nhiều nhờn.
Do sự bài tiết quá mức của một tuyến nằm ở lỗ chân lông gọi là tuyến bã. Bình thường, tuyến này tiết ra một lượng chất nhờn ở mức độ vừa phải để bôi trơn da và chống bốc hơi tạo cho da mềm mại, không bị khô ráp.
Tuyến này hạt động phụ thuộc nhiều vào lượng nội tiết tố sinh dục nên khi bước vào tuổi dậy thì, do có một sự đột biến về các chất hormon, đã làm cho tuyến bã trở nên đa tiết.
Khi các lỗ chân lông bị bít lại do nhiều nguyên nhân, các chất nhờn không được thông thoát dễ dẫn đến nhiễm trùng và gây ra những mụn mủ nhỏ, khi nặn sẽ được một cục nhỏ, lõm sâu.
Các chất bẩn và tế bào da bị chết có cơ hội đọng lại và gây ra các nốt đen. Vùng da xung quanh bị viêm nhiễm sẽ có màu đỏ.
Hầu hết mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Mụn trứng cá không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo.
Ảnh minh họa
Các loại mụn trứng cá:
- Mụn đầu trắng. Những mụn này nằm dưới bề mặt da.
- Mụn đầu đen. Những mụn này mọc lên bề mặt da và trông có màu đen. Màu đen này không phải do bẩn.
- Nốt sần. Đây là các nốt sưng nhỏ màu hồng mà có thể dễ vỡ.
- Mụn mủ. Những mụn này có màu đỏ ở phần chân và có mủ ở trên đầu.
- Mụn bọc. Những mụn này lớn, đau, cứng và nằm sâu dưới da.
- Mụn nang. Những mụn này sâu, đau, đầy mủ và có thể để lại sẹo.
Ai dễ bị mụn trứng cá
Mụn là một loại bệnh về da phổ biến. Mọi người ở mọi chủng tộc và lứa tuổi đều bị mụn. Nhưng mụn xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.
Ước tính khoảng 80% tất cả những người ở độ tuổi từ 11 - 30 bị bùng phát mụn tại thời điểm nào đó. Một số người ở độ tuổi bốn mươi và năm mươi vẫn bị mụn.
Cách chăm sóc và phòng tránh mụn trứng cá
- Làm sạch da một cách nhẹ nhàng. Dùng sữa rửa mặt loại nhẹ vào buổi sáng, tối và sau khi làm việc nặng nhọc. Việc chà xát da mạnh tay không giúp mụn ngừng mọc. Điều này thậm chí có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
- Cố gắng không chạm vào da. Những người nặn, bóp hoặc cạy mụn có thể bị sẹo hoặc các vết thâm trên da.
- Cạo râu một cách cẩn thận. Nếu cạo râu, bạn có thể thử cả dao cạo điện và dao cạo an toàn để xem cái nào tốt nhất.
- Tránh ánh nắng mặt trời. Nhiều loại thuốc trị mụn có thể khiến mọi người dễ bị cháy nắng hơn. Phơi nắng nhiều cũng có thể khiến da bị nhăn và tăng nguy cơ ung thư da.
- Lựa chọn đồ trang điểm cẩn thận. Không nên chọn đồ trang điểm chứa dầu. Tìm từ "noncomedogenic" (không gây mụn) trên nhãn. Điều này có nghĩa là đồ trang điểm đó sẽ không gây tắc nghẽn lỗ chân lông của . Nhưng một số người vẫn bị mụn ngay cả khi họ sử dụng những sản phẩm này.
- Gội đầu thường xuyên. Nếu tóc của bạn có nhiều dầu, quý vị có thể cần gội đầu hàng ngày.
Những yếu tố khiến cho mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn
-Thay đổi lượng hoóc môn ở các cô gái tuổi thanh thiếu niên và phụ nữ trưởng thành 2 đến 7 ngày trước khi chu kỳ kinh nguyệt của họ bắt đầu
- Áp lực từ mũ bảo hiểm, ba lô hoặc cổ áo chật
- Ô nhiễm và độ ẩm cao
- Nặn hoặc cạy mụn
- Chà xát mạnh lên da.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét