BS Trần Nguyên
Ảnh corbis
|
- Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc: Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.
- Chữa đầy chướng bụng (người bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.
- Chữa sản phụ thiếu sữa.
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Hạt vừng đen.
|
- Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây
là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng.
Cách chữa: lấy 40g hạt vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g
rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và
khỏi.
- Chữa táo bón: Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét