Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Người
ta đã từng làm thí nghiệm chứng minh trên cơ thể con người, nếu chỉ uống
nước mà không ăn thì vẫn sống được 7 ngày, nhưng nếu không ăn, không
uống thì chỉ sau 3 ngày có thể chết (trừ trường hợp đặc biệt). Nước
chính là một trong những yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất, rất cần thiết sự
sinh tồn và sức khỏe con người.
Uống nước như thế nào?
Uống đủ nước: Một người khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung một lượng nước từ bên ngoài đưa vào khoảng 1,5 - 2,5 lít, trung bình là 2 lít là đủ. Nếu uống quá ít nước khiến cơ thể không đủ nước dẫn đến da khô, tóc dễ gãy, bị táo bón, bị sỏi thận... Có một số người cho rằng uống càng nhiều nước sẽ càng tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nhưng không phải vậy, nếu uống quá nhiều nước (4-5 lít/ngày) sẽ gây áp lực cho thận, kèm theo với thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng.
Uống khi nào?: Uống nước thường xuyên, lượng nước cần chia đều trong ngày: uống vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, uống nước trước và sau bữa ăn khoảng 30 phút để kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra bạn cần uống nước trước khi vận động hay khi tập thể dục, vì trong quá trình tập, cơ thể sẽ mất một lượng nước khá lớn do tiết mồ hôi, việc uống nước trước đó sẽ giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động. Lưu ý đừng để đến khi cảm thấy khát mới uống nước, vì khi thấy khát nước, lúc đó cơ thể bạn đã rơi vào tình trạng thiếu nước.
Chú ý: Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml. Vào mùa nóng thì nên uống nước mát, còn vào mùa lạnh thì uống nước ấm. Nên uống nước sạch đã được đun sôi. Nếu dùng các lại nước tinh khiết đóng chai cần chọn nhà sản xuất có uy tín. Hạn chế sử dụng các loại nước có gas.
Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất
diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả
các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới
dạng dung dịch nước. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa prô-tê-in và enzymer
để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức
năng các hệ thống trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc
và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô
hấp một cách hiệu quả. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng
thận, thận không hoạt động hiệu quả, dẫn đến nhiều chất độc hại bị tích
tụ trong cơ thể,…
|
Uống đủ nước: Một người khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung một lượng nước từ bên ngoài đưa vào khoảng 1,5 - 2,5 lít, trung bình là 2 lít là đủ. Nếu uống quá ít nước khiến cơ thể không đủ nước dẫn đến da khô, tóc dễ gãy, bị táo bón, bị sỏi thận... Có một số người cho rằng uống càng nhiều nước sẽ càng tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nhưng không phải vậy, nếu uống quá nhiều nước (4-5 lít/ngày) sẽ gây áp lực cho thận, kèm theo với thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng.
Uống khi nào?: Uống nước thường xuyên, lượng nước cần chia đều trong ngày: uống vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, uống nước trước và sau bữa ăn khoảng 30 phút để kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra bạn cần uống nước trước khi vận động hay khi tập thể dục, vì trong quá trình tập, cơ thể sẽ mất một lượng nước khá lớn do tiết mồ hôi, việc uống nước trước đó sẽ giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động. Lưu ý đừng để đến khi cảm thấy khát mới uống nước, vì khi thấy khát nước, lúc đó cơ thể bạn đã rơi vào tình trạng thiếu nước.
Chú ý: Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml. Vào mùa nóng thì nên uống nước mát, còn vào mùa lạnh thì uống nước ấm. Nên uống nước sạch đã được đun sôi. Nếu dùng các lại nước tinh khiết đóng chai cần chọn nhà sản xuất có uy tín. Hạn chế sử dụng các loại nước có gas.
Ðức Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét