Vú nhiễm trùng không chỉ ảnh hưởng tới việc nuôi con mà còn có thể bị biến dạng, mất thẩm mỹ về sau.
Khi phụ nữ đang cho con bú, vú chứa đầy sữa là một môi trường vi khuẩn dễ phát triển. Đứa trẻ thường cắn và ngậm vú gây nứt nẻ dưới da và mở đường cho vi khuẩn xâm nhập.
Trong một số trường hợp tuyến vú bị tắc nghẽn, sữa đặc lại dẫn đến lưu thông tuyến sữa không tốt và nhiễm trùng. Biểu hiện đầu tiên thường là hiện tượng nứt núm vú (nứt cổ gà), khi con bú bà mẹ thấy rất đau. Ở mức độ nặng hơn, vú sẽ sưng nóng, có mảng đỏ trên da và đau mỗi ngày 1 tăng, kèm theo sốt.
Trong một số trường hợp tuyến vú bị tắc nghẽn, sữa đặc lại dẫn đến lưu thông tuyến sữa không tốt và nhiễm trùng. Biểu hiện đầu tiên thường là hiện tượng nứt núm vú (nứt cổ gà), khi con bú bà mẹ thấy rất đau. Ở mức độ nặng hơn, vú sẽ sưng nóng, có mảng đỏ trên da và đau mỗi ngày 1 tăng, kèm theo sốt.
Ở nách bên vú đau thường nổi hạch và do đau nên hạn chế cử động cánh tay. Nếu nhiễm trùng nặng hơn sẽ thành áp xe vú. Khi bị viêm vú không nên cho con bú mà dùng bơm hút sữa để vắt. Ở giai đoạn đầu mới nứt cổ gà có thể cho trẻ uống sữa vắt ra, giai đoạn sau không nên cho uống vì có thể sữa lẫn mủ.
Khi bị viêm vú cần dùng vải xô thấm nước lạnh hoặc nước đá đắp lên nơi sưng đau và người mẹ cần đi khám để bác sĩ kê đơn kháng sinh chữa trị nhiễm khuẩn.
Khi bị viêm vú cần dùng vải xô thấm nước lạnh hoặc nước đá đắp lên nơi sưng đau và người mẹ cần đi khám để bác sĩ kê đơn kháng sinh chữa trị nhiễm khuẩn.
Để tránh nhiễm trùng vú, hằng ngày, sản phụ cần lau rửa kỹ hai bầu vú và núm vú bằng nước đun sôi để ấm, không dùng xà phòng. Nên dùng khăn xô mềm, không nên lau rửa bằng khăn mặt. Không kỳ cọ mạnh vì có thể làm xước núm vú. Đầu tiên lau ở núm vú sau lau đến quầng vú và lan dần ra cả vú. Khăn đã lau ra ngoài thì không lau trở lại núm vú nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét