Không kiểm soát được cân nặng để dẫn đến tình trang quá béo hay quá gầy trong thời gian dài đều gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn. Do vậy để tìm ra được mức cân nặng phù hợp với chiều cao cũng như độ tuổi hiện tại của bạn là việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Giữ mức cân nặng của bạn ở mức hợp lý và ổn định và phù hợp với chiều cao không chỉ giúp bạn trông cân đối hơn mà còn giảm thiếu được những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn. Nhiều người thường lao vào giảm cân một cách "mù quáng" mà không hề biết rằng có thể bạn trông gầy và thon gọn hơn nhưng mức cân nặng đó lại không hê cân đối so với chiều cao và độ tuổi của bạn. Vậy bạn phải nặng bao nhiêu kg mới là chuẩn? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những cách tính sau đây nhé!
Cân nặng lý tưởng cho chiều cao và độ tuổi của bạn
Trẻ em thường có bảng đo cân nặng và chiều cao theo độ tuổi riêng, còn đối với người lớn (đặc biệt là những người ở độ tuổi ngoài 20) thì những cách xác định cân nặng quan trọng nhất bao gồm chỉ số khối cơ thể ( BMI), tỉ lệ eo hông (WHR) hoặc tỉ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể (BFP).
Trong các phương pháp tính này thì cách tính tỉ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể được các chuyên gia đánh giá là cho kết quả chính xác hơn cả. Tuy nhiên, để thực hiện theo cách tính này, bạn cần có sự giúp dỡ của các bác sĩ dinh dưỡng để xác định được lượng mỡ (chất béo) trong cơ thể mình là bao nhiêu.
Cách tính: Lấy trọng lượng của chất béo (tổng của các chất béo cần thiết và chất béo lưu trữ trong cơ thể bạn) chia cho tổng trọng lượng của bạn sẽ cho biết số phần trăm lượng mỡ trong cơ thể.
Kết quả: Bất kỳ người đàn ông nào có tỷ lệ chất béo trong cơ thể hơn 25% và phụ nữ trên 31% thì có thể thừa cân hoặc béo phì.
Không phải vận động viên nhưng có cơ thể cân đối Nam giới 14-17%% Phụ nữ 21-24 | Chấp nhận được Nam giới 18-25% Phụ nữ 25-31% |
Thừa cân Nam giới 26-37% Phụ nữ 32-41% | Béo phì Nam giới từ 38% trở lên Phụ nữ từ 42% trở lên |
Tính cân nặng "chuẩn" của bạn dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI
Cách tính: Đơn vị tiêu chuẩn đo lường BMI được tính bằng trọng lượng của bạn (ki-lô-gam) chia cho bình phương chiều cao của bạn (mét).
Ví dụ: Trọng lượng 80 kg. Chiều cao 1,8 mét.
1,82m bình phương = 3,24
80 chia cho 3,24 = BMI 24,69.
Cách tính: Đơn vị tiêu chuẩn đo lường BMI được tính bằng trọng lượng của bạn (ki-lô-gam) chia cho bình phương chiều cao của bạn (mét).
Ví dụ: Trọng lượng 80 kg. Chiều cao 1,8 mét.
1,82m bình phương = 3,24
80 chia cho 3,24 = BMI 24,69.
Kết quả:
- Người có BMI nhỏ hơn 18.5 là thiếu cân.
- Chỉ số BMI từ 18,5 đến 25 là lý tưởng.
- Người có chỉ số BMI từ 25 đến 30 được phân loại là thừa cân.
- Một người có chỉ số BMI trên 30 là béo phì.
- Chỉ số BMI từ 18,5 đến 25 là lý tưởng.
- Người có chỉ số BMI từ 25 đến 30 được phân loại là thừa cân.
- Một người có chỉ số BMI trên 30 là béo phì.
Chỉ số BMI có ưu điểm là rất dễ tính toán và bạn hoàn toàn có thể tự tìm ra được kết quả cân nặng lý tưởng cho mình dựa trên phương pháp này. Tuy nhiên cũng chính vì sự đơn giản này mà nó có rất nhiều hạn chế:
BMI là một phép đo rất đơn giản mà không tính đến số đo vòng eo, ngực hoặc hông của một người. BMI cũng không tính đến mật độ xương (khối lượng xương). Một người bị loãng xương nặng (mật độ xương rất thấp) có thể có chỉ số BMI thấp hơn so với người khỏe mạnh khác có cùng chiều cao, nhưng người bị loãng xương sẽ có một vòng eo lớn hơn, nhiều mỡ cơ thể hơn và xương yếu.
Chính vì hai hạn chế trên mà nhiều chuyên gia chỉ trích BMI là không hữu ích trong việc đánh giá sức khỏe. Nó là một tiêu chuẩn ước tính thô có thể chỉ ra sự thay đổi dân số, nhưng không nên được sử dụng cho các cá nhân trong chăm sóc sức khỏe.
Tính cân nặng theo Tỉ lệ eo - hông (WHR)
Cách tính: Bạn đo chu vi nhỏ nhất của eo, thường là ngay phía trên rốn, và chia cho tổng số chu vi của hông ở phần rộng nhất của nó.
Cách tính: Bạn đo chu vi nhỏ nhất của eo, thường là ngay phía trên rốn, và chia cho tổng số chu vi của hông ở phần rộng nhất của nó.
Kết quả:
Chỉ số hình thể của nam
- Ít hơn 0.9 - nguy cơ thấp của các vấn đề sức khỏe tim mạch- 0,9 đến 0,99 - nguy cơ vừa phải của các vấn đề sức khỏe tim mạch - 1 trở lên - có nguy cơ cao của các vấn đề tim mạch | Chỉ số hình thể của nữ - Ít hơn 0,8 - nguy cơ thấp của các vấn đề sức khỏe tim mạch - 0,8 đến 0,89 - nguy cơ vừa phải của các vấn đề sức khỏe tim mạch - 0,9 trở lên - có nguy cơ cao của các vấn đề tim mạch |
WHR không đo chính xác tỷ lệ phần trăm mỡ tổng cộng trong cơ thể của một người hoặc tỷ lệ cơ-mỡ của họ. Tuy nhiên, nó là một yếu tố dự báo tốt hơn về trọng lượng lý tưởng và các nguy cơ sức khỏe so với BMI.
Sử dụng biểu đồ
Nếu những cách trên vẫn không giúp bạn tìm rõ được mức cân nặng lý tưởng của bạn là bao nhiêu, bạn có thể tham khảo biểu đồ đơn giản dưới đây được tính toán bởi trang web: WWW.wellsinceyouasked.com dựa trên những tính toán khoa học để trọng lượng lý tưởng phù hợp chiều cao được hệ thống y tế quốc tế chấp nhận.
Trong bảng này, chiều cao được tính theo 2 loại đơn vị là mét và inch, còn cân nặng được tính bằng 2 đơn vị là kg và stone. Với người Việt Nam, chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ này theo hai đơn vị là kg và m.
Cách xem: Để xem mức cân nặng hiện tại của bạn đã hợp lý chưa, bạn hãy gióng thẳng mức chiều cao tương ứng với cân nặng của bạn xem điểm giao nhau gữa hai cột này rơi vào mức nào. Underwweight là quá gầy, Ok là hợp lý, Overwweight là thừa cân, Fat là béo phì và Very Fat là quá béo. Với bảng này, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm được mức cân nặng lý tưởng cho mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét