Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

6 quy tắc vàng ngăn ngừa mụn


Cuộc chiến với những chiếc mụn “xấu xí” trên mặt đảm bảo sẽ được chấm dứt trong một ngày không xa chỉ với 6 qui tắc vàng sau đây.


Ảnh minh họa

1. Ăn nhiều hoa quả tươi, hạn chế các thực phẩm ngọt

Để giảm mụn, cần lựa chọn những thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu. Nên ăn nhiều trái cây tươi, nhất là những loại quả có màu đỏ như dâu tây, dưa hấu… bởi chúng có lượng đường thấp và chứa nhiều vitamin có lợi cho da như vitamin B, C, E… Ngoài ra, các loại ngũ cốc toàn phần như gạo lứt, bánh mì đen, ngô… cũng được khuyên dùng.

Ngược lại, cần phải tránh xa những thực phẩm có khả năng làm tăng đường trong máu và hạn chế tiêu thụ chúng. Các loại ngũ cốc đã được tinh chế và các loại bột mỳ trắng (bánh mỳ trắng, bánh ngọt…), gạo, đường (bánh kẹo, nước ngọt, kem…), khoai tây… có thể trở thành “thủ phạm” làm hỏng tuyến tụy của chúng ta và tất nhiên, làm tăng cả mụn trên mặt!

2. Hạn chế các sản phẩm sữa có nguồn gốc động vật

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh được mối liên quan giữa việc tiêu thụ các sản phẩm sữa động vật với sự phát sinh mụn.

Insulin, một loại hóc môn được tiết ra từ tuyến tụy dùng để kiểm soát lượng đường trong cơ thể, sẽ bi tác động bởi các sản phẩm sữa này.

Hơn thế, chất Omega - 6 có trong sữa được đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến cho hoạt động của Omaga - 3 (được cơ thể tổng hợp qua các thực phẩm) sẽ kém hiệu quả và dễ khiến cơ thể mắc phải các bệnh về tim mạch cũng như nhiễm trùng.

Ngoài ra, các hormone trong sản phẩm sữa bò có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone của cơ thể.

Vì thế, hạn chế tiêu thụ các sản phẩm sữa có nguồn gốc động vật sẽ giúp giảm nguy cơ bị mụn. Và để bổ sung lượng canxi cho cơ thể, có thể thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành, sữa từ mầm lúa mạch, ăn trứng, sử dụng dầu ôliu, dầu nành… trong chế biến các món ăn.

3. Tăng lượng Omega - 3 vào cơ thể

Để hạn chế sự bùng phát mụn, chúng ta nên:

- Tránh các chất béo bão hoà có trong bánh kẹo và thực phẩm chế biến sẵn

- Để bổ sung hàm lượng Omaga-3, nên ăn nhiều đậu nành, hạt dẻ; trong nấu nướng cũng nên sử dụng dầu ăn chiết xuất từ các thực vật vừa kể.

- Ăn nhiều cá tôm sò

4. “Từ giã” thực phẩm đóng hộp

Ngành công nghiệp thực phẩm phát triển với những đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hoà nguy hiểm cho các tế bào trong cơ thể.

Bạn hãy thử đọc bao bì của chúng mà xem, chất béo và năng lượng rất cao nhưng các thành phần dinh dưỡng lại không có và có rất ít. Những chất này không hề có chút lợi ích nào cho sức khoẻ mà còn khiến chúng ta bị mụn tấn công nữa!

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách chế biến món ăn để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng không bị mất đi quá nhiều. Tốt nhất nên ninh, hầm, nấu thức ăn ở nhiệt độ dưới 100oC. Nhiêt độ đó không thể làm xuất hiện các phân tử độc trong món ăn được.

5. Tôn trọng sự cân bằng axit-kiềm (độ PH) trong cơ thể

Cân bằng axit- kiềm nghĩa là chúng ta cần phân phối hợp lý sự tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều axit với các thức ăn chứa kiềm (bazơ). Sự cân bằng này có thể được ước lượng như sau: nếu coi axit và kiềm trong một khẩu phần là 4 phần thì 1 phần chứa axit, còn 3 phần kia chứa kiềm.

Các thực phẩm có tính axít thường nhiều nước, chủ yếu là rau xanh và hoa quả.

Các thực phẩm có tính kiềm thường khô, như ngũ cốc, bánh mỳ, các hương liệu…

6. Có một chế độ sinh hoạt hợp lý

Thiết lập một chế độ sinh hoạt tốt không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn tăng khả năng kháng khuẩn cho da.

Một chế độ sinh hoạt được đánh giá dựa trên 4 yếu tố : hoạt động, ăn, ngủ và stress

Về hoạt động, nên sắp xếp thời gian làm việc hợp lý. Mỗi ngày, nên cố gắng dành thời gian đi bộ nửa tiếng hay tham gia một loại hình thể thao.

Về chế độ ăn uống, ngoài những quy tắc đã nói ở trên, cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Cuối cùng, để tránh mệt mỏi, cần đi ngủ đúng giờ và trung bình ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons