Nếu chân bạn bị chai sần do đi dày dép lâu ngày, hãy thử áp dụng các mẹo đơn giản mà không tốn kém dưới đây.
- Dùng aspirin. Các vết chai sần trên da chính là sự tích tụ các tế bào chết. Do đó đắp aspirin sẽ giúp vùng chai sần mềm mại và bong tróc.Bạn hãy nghiền nát 5 viên aspirin và thả chúng vào nước sôi để nguội. Có thể thêm nước cốt chanh và đảo đều thành hỗn hợp bột nhão. Thoa bột nhão này vào vùng da bị chai cứng rồi dùng băng vải đã nhúng nước ấm băng lại. Để như thế 10 phút rồi tháo băng và rửa sạch.
- Nước ép hành. Theo kinh nghiệm dân gian, bằm nhuyễn hành và đắp vào vết chai sần sẽ làm cho vùng này mềm hơn, vết da chai sẽ bong tróc. Bạn nên làm vào các buổi tối, đắp hành vào rồi lấy vải sạch, hoặc băng y tế băng lại.
- Hạt gấc. Hạt gấc có thể kháng viêm, làm mềm tế bào xơ chai, trị vết bầm tím. Bạn nên lấy nhân hạt gấc giã nhỏ, ngâm với rượu, rồi đắp vào vùng da chai sần và lấy băng quấn lại. Lưu ý không nên đắp hạt gấc lan rộng vào vùng da bình thường, không được uống rượu ngâm gấc vì có thể tử vong.
- Nước muối. Nếu vết chai ở bàn chân, bạn có thể ngâm vào nước muối ấm. Nước ấm giúp phần tế bào chai cứng mềm hơn, muối giúp sát trùng. Sau khi vết chai sần mềm hơn, bạn có thể bóc chúng ra. Bạn nên làm đều đặn mỗi ngày trong khoảng một tuần trở lên.
- Ngâm chân với hàn the và i ốt. Một phương pháp trị liệu khá kinh tế tại nhà khác là ngâm chân trong hỗn hợp nước hàn the và i-ốt từ 15 - 20 phút. Hỗn hợp nước này có tác dụng làm mềm những vết chai sạn và các tế bào da chết sẽ tự động tróc ra khi bạn lau chân bằng khăn tắm.
- Trộn 4 thìa đường đỏ với 4 thìa dầu quả hạnh hoặc dầu olive, thêm vài giọt dầu bạc hà hoặc dùng tay không vò nát một ít lát bạc hà tươi cho vào dung dịch trên, bôi hỗn hợp lên gót chân, vùng da chân bị chai từ 1-2 lần để cải thiện tình hình.
- Lấy cùi hoặc nước ép đu đủ bôi lên vùng da sần trong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da mềm hơn rất nhiều.
- Đi chân trần trên cát có thể làm bong lớp tế bào chết một cách tự nhiên. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên đi bộ trên cát biển để có thể ngăn ngừa chai chân.
- Một điều đặc biệt cần lưu ý là không nên dùng kìm cắt những lớp da sần vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Việc cắt da có thể kích thích lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn.
- Để tránh cho da chai mọc lại, nên hạn chế để da tiếp xúc nhiều đến những vật dụng dễ gây ra chai da, đồng thời bổ sung cho cơ thể lượng vitamin E, nước cần thiết để da luôn mềm mại.
- Dùng đế lót giày mềm. Dùng vải bông hay các loại đế lót giày mềm có thể làm dịu các chỗ đau gây ra do vết chai và sau một thời gian sử dụng, các loại đế mềm này còn có thể làm giảm thiểu sự xuất hiện của vết chai. Tránh việc đi lại bằng chân đất, giữ sạch và dưỡng ẩm cho chân để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.
Theo Linh Chi - Kiến thức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét