Đừng quá ngạc nhiên, có nhiều điều có thể ảnh hưởng đến màu của hàm răng và biến chúng thành một màu vàng nhàn nhạt không đẹp mắt lắm.
Hầu hết nguyên nhân khiến răng đổi màu rơi vào hai trường hợp chính: những vết bẩn bên ngoài và bên trong răng.
Vì sao có sự khác biệt... tàn nhẫn như thế này?
Bạn sẽ nhận ra những vết bẩn bên ngoài trên bề mặt men răng, lớp ngoài cùng của răng. Những vết bẩn này thường xuất hiện do chế độ ăn uống.
Không có gì ngạc nhiên, các loại thực phẩm và đồ uống tối màu - bao gồm cả cà phê, rượu vang đỏ, trà đen, coca, nước sốt đậm và trái cây như nho và lựu - có khả năng nhuộm răng rất lớn. Những thực phẩm này có nhiều chất chromogen, một loại sắc tố có thiên hướng bám vào men răng.
Thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể làm trầm trọng thêm hiện tượng mòn men răng và khiến chất sắc tố chromogen dễ bám vào răng. Tannin, một hợp chất vị đắng có trong rượu vang và trà, cũng giúp chromogen gắn chặt với men răng.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là thủ phạm nổi tiếng gây ra các vết bẩn bên ngoài răng, cũng như việc vệ sinh răng miệng kém sẽ cho phép các mảng bám tích tụ trên răng.
Trong khi đó, các vết bẩn bên trong răng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau làm thay đổi các thuộc tính của men răng và ngà răng.
Có nhiều loại thuốc có thể làm
răng ố vàng. Chẳng hạn, nếu trẻ uống thuốc kháng sinh tetracycline và
doxycycline khi răng vẫn đang phát triển (trước 8 tuổi), răng của chúng
có thể biến sang màu nâu vàng.
Trong quá trình trưởng thành, chlorhexidine, một chất khử trùng được sử dụng trong loại nước súc miệng để điều trị viêm lợi, có thể biến đổi màu của răng. Tương tự, loại thuốc minocycline chống mụn trứng cá, một dẫn xuất của chất tetracycline, cũng gây ra các vết bẩn răng. Ngay cả các loại thuốc tương đối phổ biến, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và thuốc huyết áp, đôi khi cũng có thể gây vàng răng.
Uống quá nhiều florua và sử dụng các hóa trị ở đầu và cổ cũng gây ra các vết bẩn bên trong răng.
Ngoài các vết bẩn bên trong và bên ngoài, hai yếu tố khác nữa khiến răng bị ố vàng là: di truyền và tuổi tác.
Tương tự như màu da hay màu tóc, bạn sinh ra với một hàm răng có vẻ trắng hơn (hay vàng hơn) so với người khác. Một phần là do độ dày của men răng. Nghĩa là, nếu men răng của bạn mỏng, theo thời gian năm tháng, bạn sẽ rất dễ có nụ cười màu… vàng nhạt.
Hầu hết nguyên nhân khiến răng đổi màu rơi vào hai trường hợp chính: những vết bẩn bên ngoài và bên trong răng.
Bạn sẽ nhận ra những vết bẩn bên ngoài trên bề mặt men răng, lớp ngoài cùng của răng. Những vết bẩn này thường xuất hiện do chế độ ăn uống.
Không có gì ngạc nhiên, các loại thực phẩm và đồ uống tối màu - bao gồm cả cà phê, rượu vang đỏ, trà đen, coca, nước sốt đậm và trái cây như nho và lựu - có khả năng nhuộm răng rất lớn. Những thực phẩm này có nhiều chất chromogen, một loại sắc tố có thiên hướng bám vào men răng.
Thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể làm trầm trọng thêm hiện tượng mòn men răng và khiến chất sắc tố chromogen dễ bám vào răng. Tannin, một hợp chất vị đắng có trong rượu vang và trà, cũng giúp chromogen gắn chặt với men răng.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là thủ phạm nổi tiếng gây ra các vết bẩn bên ngoài răng, cũng như việc vệ sinh răng miệng kém sẽ cho phép các mảng bám tích tụ trên răng.
Trong khi đó, các vết bẩn bên trong răng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau làm thay đổi các thuộc tính của men răng và ngà răng.
Trong quá trình trưởng thành, chlorhexidine, một chất khử trùng được sử dụng trong loại nước súc miệng để điều trị viêm lợi, có thể biến đổi màu của răng. Tương tự, loại thuốc minocycline chống mụn trứng cá, một dẫn xuất của chất tetracycline, cũng gây ra các vết bẩn răng. Ngay cả các loại thuốc tương đối phổ biến, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và thuốc huyết áp, đôi khi cũng có thể gây vàng răng.
Uống quá nhiều florua và sử dụng các hóa trị ở đầu và cổ cũng gây ra các vết bẩn bên trong răng.
Ngoài các vết bẩn bên trong và bên ngoài, hai yếu tố khác nữa khiến răng bị ố vàng là: di truyền và tuổi tác.
Tương tự như màu da hay màu tóc, bạn sinh ra với một hàm răng có vẻ trắng hơn (hay vàng hơn) so với người khác. Một phần là do độ dày của men răng. Nghĩa là, nếu men răng của bạn mỏng, theo thời gian năm tháng, bạn sẽ rất dễ có nụ cười màu… vàng nhạt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét