Theo Sivananda Yoga, tư thế "đứng trên đầu" (còn được gọi là trồng chuối) thường được thực hiện như là tư thế đầu tiên trong 12 tư thế asana cơ bản, sau tư thế chào mặt trời. Đây là một trong những asana mạnh nhất cho cơ thể và tâm trí. Để làm chủ được tư thế này người đòi hỏi phải có sức mạnh, nhưng chủ yếu là chinh phục được nỗi sợ hãi của bản thân và tin rằng mình có thể thực hiện được.
Cách tập
Bước 1: Từ tư thế "em bé", ngồi trên gót chân, hai đầu gối và hai bàn chân chụm vào nhau. Đặt bàn tay lên khuỷu tay kia, đo khoảng cách. Đưa cánh tay về phía sàn, ở bên dưới vai.
Bước 2: Không di chuyển khuỷu tay, đưa hai bàn tay lại để tạo thành thế “3 chân” trên sàn; đan các ngón tay lại với nhau.
Bước 3: Đặt đỉnh đầu trên sàn, với phần sau của đầu tựa vào hai bàn tay đang đan vào nhau.
Bước 4: Không di chuyển đầu và khuỷu tay, thẳng đẩu gối ra và nâng hông lên. Trọng lượng cơ thể được dồn vào khuỷu tay. Đảm bảo chắc chắn rằng khuỷu tay không di chuyển.
Bước 5: Bước chân về phía trước, cố giữ cho đầu gối thẳng. Khi bàn chân tiến đến gần đầu, cảm nhận lưng thẳng ra. Tiếp tục bước đi cho đến khi hông hoàn toàn ở ngay bên trên đầu. Đây được xem là tư thế "đứng trên đầu một nửa". Giữ trong tư thế này sao cho thoải mái ít nhất 30 giây trước khi tiếp tục các bước tiếp theo.
Bước 6: Cẩn thận nhấc bàn chân lên khỏi sàn, co đầu gối lại, hướng vào ngực. Động tác này cần phải sử dụng các cơ bụng và cơ thắt lưng. Đưa bàn chân lên đến mông và cố giữ trong vị trí này. Thẳng lưng, đảm bảo chắc chắn rằng lưng vẫn cong tự nhiên.
Bước 7: Giữ đầu gối co lại và chụm vào nhau, từ từ thẳng hông cho đến khi hai đầu gối hướng thẳng lên trần nhà. Cảm nhận hông giống như khớp bản lề đang chầm chậm mở ra. Đừng vội vã. Giữ tập trung vào khuỷu tay và đảm bảo rằng chúng không nhấc khỏi sàn.
Bước 8: Từ từ duỗi thẳng đầu gối, đưa bàn chân lên. Nhớ dồn trọng lượng cơ thể lên khuỷu tay và hít thở sâu.
Để làm chủ được tư thế này người đòi hỏi phải có sức mạnh, nhưng chủ yếu là chinh phục được nỗi sợ hãi của bản thân và tin rằng mình có thể thực hiện được
Hãy bắt đầu với 5 giây, dần dần tăng thời gian lên 15 phút. Thời gian tốt nhất là từ 5 đến 10 phút hàng ngày. Trong lúc ở tư thế này, hãy làm cho hơi thở đều và chậm. Trọng lượng dồn vào khuỷu tay.
Kết thúc tư thế đầu đứng bằng cách làm ngược lại các thao tác. Bắt đầu bằng cách co đầu gối lại. Gấp hông lại, đưa bàn chân xuống sàn. Cuối cùng đặt mông trên bàn chân và thư giãn trong tư thế "em bé". Đừng vội ngẩng đầu lên nhanh.
Lợi ích
Thực hiện bài tập này mỗi ngày sẽ giúp cho tim và hệ tuần hoàn được nghỉ ngơi bằng cách lộn ngược cơ thể và giữ thẳng thân mình.
Người thực hành tư thế này thường xuyên có xu hướng làm cho nhịp thở và nhịp tim chậm lại. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng hệ hô hấp và hệ tuần hoàn hoạt động tốt.
Não, dây thần kinh cột sống và hệ thần kinh giao cảm được cung cấp thêm lượng máu tăng cường, giàu chất dinh dưỡng. Lộn ngược cơ thể giúp thở sâu, cung cấp thêm khí oxy cho não.
Khi não khỏe mạnh, các chức năng của cơ thể được điều hòa và hoạt động tích cực hơn. Những rối loạn về thần kinh, mắt, tai, mũi và họng được cải thiện.
Những người mắc chứng giãn tĩnh mạch sẽ cảm thấy khuây khỏa, thoải mái khi máu ở những vùng thấp (như chân…) được rút về hết. Tư thế này cũng là phương thuốc hữu hiệu cho chứng đau bụng do thận và chứng táo bón kinh niên, hỗ trợ chữa sa dạ dày và bệnh hen suyễn.
Tư thế cũng đem lại những lợi ích tinh thần như tâm trí sẽ điềm tĩnh nhờ tăng cường kiểm soát tinh thần và cảm xúc. Trí nhớ và năng lực trí tuệ tăng lên. Cải thiện khả năng tập trung, khả năng của các giác quan (thị lực, thính giác). Đặc biệt, lòng tự tin và sự thấu cảm cũng tăng lên.
Chú ý, những người bị cao huyết áp, mắc bệnh tăng nhãn áp, bệnh về võng mạc hay vừa trải qua phẫu thuật mắt, có thai từ 4 tháng trở lên, vừa bị chấn thương cổ, nghẹt mũi nặng hay đau nhức đầu, hoặc đang cơn hen, suyễn thì không nên tập luyện tư thế này.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét