Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Khắc phục cười hở lợi bằng phẫu thuật

Về mặt giải phẫu học, cười hở lợi được xem là bình thường, nhưng trên phương diện thẩm mỹ, cười hở lợi là một khiếm khuyết cần được sửa chữa. Những người có tình trạng cười hở lợi thường thiếu tự tin, cười nói không thoải mái, thậm chí còn hình thành thói quen lấy tay che miệng khi nói, khi cười. Sự hài hòa giữa môi, lợi và răng ở vùng miệng tạo nên nét sinh động cũng như nụ cười duyên dáng, đó là mong muốn chính đáng của mọi người, nhất là những người có tình trạng cười hở lợi.
Cười hở lợi là gì?
Ở người bình thường, môi trên che gần hết răng cửa; khi cười, do hoạt động phối hợp của nhóm cơ vùng môi, môi trên được kéo lên trên và sang hai bên, răng hàm trên lộ ra, tuy nhiên lợi vẫn được môi che lấp. Cười hở lợi là khi cười hết cỡ, không chỉ có răng lộ mà lợi cũng bị lộ ra một phần đáng kể (>3mm tính từ viền cổ răng của đến vành môi trên). Tùy mức độ hở của lợi mà người ta phân ra làm 4 độ nặng nhẹ:
- Cười hở lợi nhẹ: Phần lợi lộ ra nhỏ hơn 25% chiều cao thân răng cửa giữa.
- Cười hở lợi mức độ trung bình: Phần lợi lộ ra trong khoảng 25%-50% chiều cao thần răng cửa giữa.
- Cười hở lợi nặng: Phần lợi bị lộ ra trong khoảng 50%-100% chiều cao than răng cửa giữa.
- Cười hở lợi nghiêm trọng: Phần lợi lộ ra lớn hơn chiều cao thân răng của giữa (>100%).
Khắc phục cười hở lợi bằng phẫu thuật
Nguyên nhân của cười hở lợi
Có một vài nguyên ngân gây ra tình trạng cười hở lợi:
- Do răng: mất cân đối chiều cao và chiều rộng của thân răng, răng rất ngắn khiến cho phần lợi hở khi cười có cảm giác dài bất thường.
- Do lợi: lợi viêm hoặc lợi phì đại
- Do quá phát xương hàm trên: xương hàm trên phát triến quá mức, có khi vồng lên ngay dưới môi, khiến lợi bị hở rộng mỗi khi cười
- Do cơ: do trương lực và hoạt động của nhóm cơ nâng môi quá mạnh, làm cho môi trên bị kéo lên nhiều gây hở lợi.
Tình trạng cười hở lợi thường do một vài nguyên nhân phối hợp gây nên, do đó điều trị cười hở lợi cũng có nhiều lựa chọn tùy thuộc nguyên nhân gây nên:
- Nắn chỉnh răng trong trường hợp sang chấn khớp cắn khiến răng ngắn giả, thời gian điều trị kéo dài 12-24 tháng tùy mức độ lệch lạc của răng.
- Tiêm Botilinum Toxin vào nhóm cơ nâng môi trên, làm yếu nhóm cơ này, khiến cho môi trên không bị kéo lên quá nhiều khi cười. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ là tạm thời, thường chỉ kéo dài được 6 - 8 tháng.
- Phẫu thuật mở xương, tạo hình xương trong trường hợp xương hàm trên bị quá phát. Đây là một phẫu thuật lớn, bệnh nhân cần được gây mê, phải can thiệp nhiều vào xương hàm và đòi hỏi chăm sóc hậu phẫu tỉ mỉ.
- Phẫu thuật cắt lợi phì đại.
- Phẫu thuật can thiệp vào nhóm cơ nâng môi trên (phẫu thuật cười hở lợi): Đây là một tiểu phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê tại chỗ để không thấy đau mà không cần gây mê. Bác sĩ bộc lộ và can thiệp vào nhóm cơ nâng môi nhắm làm giảm chức năng của nhóm cơ này. Sau phẫu thuật, khi bệnh nhân cười, môi trên sẽ bị kéo sang hai bên là chủ yếu, không bị kéo lên nhiều, do đó không làm lợi bị lộ. Giải pháp này rất hiệu quả ngay cả với những trường hợp bệnh nhân bị quá phát xương hàm trên mà không cần can thiệp đến xương hàm.
Phẫu thuật cười hở lợi là một phẫu thuật không phức tạp, ít biến chứng, chăm sóc sau mổ nhẹ nhàng, mang lại hiệu quả cao và được duy trì suốt đời.
Với uy tín, kinh nghiệm của một bệnh viện đầu ngành về Răng - Hàm Mặt, cùng với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản về chuyên ngành phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, chúng tôi đã và đang trả lại sự tự tin, mang lại sự hài lòng và nụ cười rạng ngời cho những bệnh nhân cười hở lợi.

BS. Bùi Hữu Phước

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons